Bởi vậy xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. các kháng thể khác nhau cáo thể được phát hiện và đo lường trong xét nghiệm máu, đôi khi trong các mẫu xét nghiệm khác như nước bọt. Kết quả xét nghiệm kháng thể có thể giúp chẩn đoán một loại bệnh cụ thể mà chúng ta mắc phải. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể đặc biệt chứng tỏ bạn đã bị một bệnh nhất định. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng chắc chắn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau đê kết hợp chẩn đoán bệnh.
Trong khi đó một số xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt của một số vi khuẩn và một số mầm bệnh khác. Các xét nghiệm này có thể phát hiện một bệnh lây nhiễm nhanh hơn mà không cần phải cấy hoặc soi dưới kính hiển vi.
Một số lưu ý cần biết trước khi xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể
- Các loại thuốc sau có thể gây ra dương tính giả đối với kết quả xét nghiệm kháng nguyên kháng thể: aminosalicylic acid, chlorprothixene, chlorothiazides, griseofulvin, hydralazine, penicillin, phenylbutazone, phenytoin sodium, procainamide, streptomycin, sulfonamides, và tetracyclines.
- Các thuốc chứa Steroid có thể gây âm tính giả với kết quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể không dùng để đánh dấu hay theo dõi tiến triển lâm sàng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Một số tình trạng nhiễm trùng, viêm gan tự miễn, xơ gan tắc mật ... có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính.
- Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng chỉ định, các quy tắc xét nghiệm kháng nguyên kháng thể.
Để xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, bạn không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được đánh giá là bình thường khi âm tính ở hiệu giá 1:40. Kết quả bất thường khi hiệu giá tăng có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh sau:
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Viêm đa động mạch nút;
- Bệnh viêm da cơ;
- Bệnh xơ cứng bì;
- Bệnh Raynaud;
- Hội chứng Sjogren;
- Các bệnh miễn dịch khác;
- Bệnh bạch cầu;
- Xơ gan;
- Bệnh nhược cơ.
Kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể cần được bác sĩ đọc và tư vấn cụ thể giúp bạn có định hướng điều trị đúng cách và kịp thời.
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể?
Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tự miễn hệ thống. Cụ thể những người này sẽ có dấu hiệu như:
- Mệt mỏi kéo dài;
- Sốt nhẹ;
- Đau giống viêm khớp ở một hay nhiều khớp;
- Ban đỏ (trong bệnh lupus, ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt);
- Da nhạy cảm với ánh sáng;
- Rụng tóc;
- Đau cơ;
- Tê hay châm chích ở bàn tay hay bàn chân;
- Viêm và tổn thương nhiều cơ quan và mô, bao gồm thận, phổi, tim, nội tâm mạc, hệ thần kinh trung ương, và các mạch máu.
Bên cạnh đó để chẩn đoán các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren, xét nghiệm kháng nguyên kháng thể cũng sẽ được hiện để chẩn đoán chính xác nhất bệnh.
Những ai cần xét nghiệm kháng thể COVID-19?
Người đã từng mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi xét nghiệm để biết trong cơ thể có kháng thể chống virus hay chưa.
Người đang trong giai đoạn điều trị COVID-19 xét nghiệm kháng thể chẩn đoán khả năng điều trị bệnh.
Người có nguy cơ nhiễm COVID-19: tiếp xúc với F0, trở về từ vùng dịch, ở trong khu cách ly,...
Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 2 tuần đến 3 tuần.
Người cần xét nghiệm kháng thể theo chỉ định của bác sĩ nhằm phục vụ công tác sàng lọc bệnh nhân COVID-19 hoặc phục vụ công tác nghiên cứu.