Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe định kỳ

Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa bệnh. Để có thể đảm bảo sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư

Yếu tố nguy cơ bệnh ung thư là bất cứ điều gì có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một đối tượng nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các yếu tố nguy cơ không trực tiếp gây bệnh ung thư. Một số người có một số yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ tiến triển thành bệnh ung thư.

Điều quan trọng là phải biết các yếu tố nguy cơ của bạn và đề cập đến nó với bác sĩ của bạn. Điều đó sẽ giúp cho bạn lựa chọn lối sống tốt hơn để cải thiện sức khỏe của bạn. Những thông tin này cũng giúp cho bác sĩ có thể quyết định xem bạn có cần xét nghiệm và tư vấn di truyền hay không?

Các yếu tố nguy cơ chung của bệnh ung thư bao gồm:

- Tuổi tác

- Tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư

- Sử dụng thuốc lá

- Béo phì

- Rượu

- Một số loại bệnh nhiễm virus, chẳng hạn như papillomavirus ở người (HPV)

- Một số loại hóa chất

- Tiếp xúc với bức xạ, bao gồm cả tia cực tím từ mặt trời

Bạn có thể tránh một số yếu tố nguy cơ bằng cách ngăn chặn các hành vi làm tăng nguy cơ. Bao gồm sử dụng thuốc lá và rượu, tình trạng thừa cân, béo phì, cháy nắng nhiều lần. Các yếu tố nguy cơ khác không thể tránh như tuổi tác.

Cơ chế hình thành bệnh ung thư

Cơ thể được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào, các tế bào phát triển và phân chia một cách có kiểm soát, các tế bào được “chết” theo chương trình đã được lập sẵn (quá trình Apoptosis) và thay vào là các tế bào mới khỏe mạnh để duy trì các chức năng của cơ thể.

DNA của tế bào ung thư

Các tác nhân gây đột biến như hóa chất độc hại, tia phóng xạ, các virus ung thư làm cho các tế bào bình thường bị đột biến gen hoặc NST, nên tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân chia và liên kết tế bào. Vật liệu di truyền (AND) của một tế bào bị thay đổi hoặc hư hỏng, làm tăng sinh vô tổ chức các tế bào “lỗi”- tế bào ung thư. Các tế bào ung thư này không chết đi theo chương trình được lập trình sẵn (quá trình Apoptosis) như các tế bào bình thường mà tiếp tục tăng sinh và nhân lên mất kiểm soát. Các tế bào này có thể tạo thành một khối lớn gọi là khối u.

Không phải khối u nào cũng là ung thư. Các khối u không lây lan ra các phần khác của cơ thể là khối u lành tính- không phải ung thư. Các khối u lành tính được cắt bỏ, và đa số sẽ không quay trở lại. Các khối u có khả năng di căn sang các phần khác gọi là u ác tính, được gọi là ung thư.

Cơ chế phân chia của tế bào ung thư

Cơ chế gây bệnh ung thư do đột biến gen làm mất kiểm soát chu kì tế bào. Cơ thể có 2 nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào là: Nhóm gen quy định yếu tố sinh trưởng và nhóm gen ức chế khối u. Ở các tế bào bình thường, 2 nhóm gen này hoạt động nhịp nhàng và hài hòa với nhau. Tuy nhiên, khi có đột biến, cơ chế hoạt động này bị phá hủy 

Tế bào bình thườngTế bào đột biến
Nhóm Gen sinh trưởngTạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ để đáp ứng nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.Tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được
Nhóm Gen ức chế khối uỨc chế khối u làm cho khối u không hình đượcMất khả năng kiểm soát khối u và tế bào ung thư xuất h

 

Yếu tố nguy cơ và sàng lọc ung thư

Nguy cơ ung thư có thể được phát hiện khi bạn thực hiện:

- Xét nghiệm sàng lọc ung thư, chẳng hạn như chụp X- quang tuyến vú hoặc nội soi.

- Xét nghiệm sàng lọc và thường xuyên hơn so với việc sàng lọc thường quy

- Phẫu thuật hoặc thuốc để giảm nguy cơ ung thư

Ví dụ một người phụ nữ có mẹ bị ung thư vú thì có khả năng bị ung thư vú gấp đôi so với đối tượng không có người thân bị ung thư vú. Một số phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc đột biến gen có liên quan đến ung thư vú. Vì họ có nguy cơ mắc ung thư rất cao, họ có thể chọn cách loại bỏ vú để ngăn ngừa ung thư. Việc thực hiện phẫu thuật làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ít nhất 95%. Ngoài ra, những phụ nữ này có thể chọn dùng thuốc để giảm nguy cơ ung thư vú.

Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư có thể thực hiện xét nghiệm di truyền. Bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn di truyền sẽ cho bạn lời khuyên khi bạn nhận được kết quả xét nghiệm di truyền nhất định. Họ có thể cho bạn biết nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa vào tiền sử gia đình và các yếu tố rủi ro khác.

Việc thực hiện các phương pháp xét nghiệm, sàng lọc giúp người bệnh có thể phát hiện sớm ung thư đặc biệt là giai đoạn tiền ung thư. Ở giai đoạn này, có thể can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.

Tại sao cần xét nghiệm sàng lọc ung thư sớm?

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018 Việt Nam có 165.000 ca/96,6 triệu dân mắc mới ung thư. Trong đó, tử vong 115.000 ca (gần 70%) do người bệnh không được khám sàng lọc để phát hiện sớm và điều trị kịp thời (tức là cứ 10 người mắc ung thư thì có 7 người tử vong do phát hiện muộn). Các con số đang tiếp tục tăng cao qua từng năm.

Cũng theo WHO, người bệnh ung thư nếu được sàng lọc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm (giai đoạn I và giai đoạn II), tỷ lệ điều trị thành công lên đến 70 - 90% tùy thuộc vào loại ung thư. Trong khi đó, tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn muộn hơn chỉ chiếm 10 - 30% tùy loại.

Để phát hiện sớm, theo các chuyên gia, không có cách nào khác là định kỳ khám sàng lọc, đặc biệt với những người có nguy cơ bị bệnh cao, việc sàng lọc định kỳ phải được xem như việc làm thiết yếu.

Phòng khám đa khoa Hoàng Mỹ Sài Gòn là địa chỉ sàng lọc ung thư đáng tin cậy với nhiều gói khác nhau giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm nhanh và có phác đồ điều trị hiệu quả.

 
 
 
 
 
 

Tin cùng chuyên mục

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 trên khắp tỉnh, thành liên tục gia tăng. Theo thống kê, gần 20% F0 là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhóm trẻ có bệnh nền, thừa cân, béo phì. Trong bối cảnh trẻ em đi học trở lại, nguy cơ trẻ mắc...

[ Xem thêm ]
Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ...

Kỳ nghỉ Tết kéo dài với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại công việc. Sau kì nghỉ cũng là lúc chúng ta có những biểu hiện khác thường trên cơ thể do

[ Xem thêm ]
Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng tránh

Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng...

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại nô nức chuẩn bị mua sắm cho người thân những bộ trang phục đẹp nhất, những đồ ăn thức uống ngon nhất, thích hợp với ngày Tết cổ truyền. Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, “xả hơi” sau một năm đi học, đi làm vất...

[ Xem thêm ]
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố bất ngờ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố...

Trong dịp tết, chế độ ăn giàu chất đạm, nhiều chất béo là những yếu tố “đe dọa” sức khỏe người có bệnh lý chuyển hóa. Tết luôn mang lại cảm hứng ăn chơi, “thả phanh” ăn uống cùng với đó là chế độ sinh hoạt không hợp lý đe dọa trực tiếp đến sức

[ Xem thêm ]
Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng mạch máu não

Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng...

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Những cơn đau đầu thoáng qua thường không được quan tâm, nhưng...

[ Xem thêm ]
Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Giới chức y tế Cộng hòa Síp vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này. Một biến thể mới của virus gây Covid-19 vừa được các nhà khoa học phát hiện lai giữa 2 chủng virus đang nguy hiểm nhất hiện nay đó là Delta và Omicron được đặt tên là

[ Xem thêm ]
Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến...

Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu...

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Đối với những bệnh nhân đã và đang mắc Covid-19 thì các triệu chứng đặc biệt xuất hiện trong khoản thời gian này là điều không thể tránh khõi. Nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Đa số đều cho nhận định rằng thấy sức khỏe của...

[ Xem thêm ]
U xơ tử cung dấu hiệu và phương pháp điều trị phù hợp

U xơ tử cung dấu hiệu và phương pháp điều trị phù hợp

Như chúng ta đã biếu thì u xơ tử cung là những khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung và thường gặp ở phụ nữ từ 35 - 50 tuổi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Đối với mỗi loại u,...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn