Hỏi đáp

Hỏi đáp

Câu hỏi

Bà xã tôi năm nay 57 tuổi, có bệnh tăng huyết áp. Đi khám định kỳ thường xuyên, bác sĩ cũng khuyên là nên giảm ăn muối. Vậy là bà ấy về chỉ kiêng mỗi muối, còn nói với tôi là được dùng nước mắm, mắm ruốc, cá biển… vì chẳng liên quan gì đến muối cả. Gia đình nói mãi không nghe. Kính nhờ bác sĩ Linh tư vấn giúp tôi để có “chứng cứ” cho bà xã làm theo.



Trân trọng cảm ơn bác sĩ.

 

Dinh dưỡng cho người già cao huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Tăng huyết áp là là một bệnh tính, khả năng cao sẽ có biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không kiểm soát hiệu quả. Để kiểm soát bệnh này, một số lưu ý sau đây bác cần truyền đạt lại cho bác gái ở nhà nhé!

1. Khám bác sĩ định kỳ, đúng hẹn và tuân thủ các chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống.

2. Hàm lượng muối cao trong máu là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp và hơn nữa còn làm tăng nguy cơ tai biến nguy hiểm.

3. Muối bản chất là Natri (Sodium) là thành phần phải kiêng khém nghiêm ngặt trong khẩu phần. Muối còn có hàm lượng cao trong các loại thực phẩm như nước mắn, mắm các loại, bột canh, bột ngọt… Tất cả các loại thực phẩm mà có vị mặn thì đều có hàm lượng muố cao.  

4. Để hạn chế ăn nhiều muối, nên tránh tuyệt đối các món có vị mặn như cá, thịt kho mặn, kho mắm, nêm canh ít bột canh/bột ngọt… Khi muốn có chút vị mặn cho dễ ăn thì chỉ nên chấm tí nước mắm để tạo vị mặn đầu lưỡi.

Trân trọng kính chào!

Câu hỏi

 
Thời tiết trở lạnh, nên ăn những thực phẩm nào để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm cảm giác lạnh?
 

 Khi thời tiết trở lạnh cũng chính là lúc sức đề kháng của cơ thể dễ suy giảm nên dễ mắc bệnh. Vì vậy, cần phải ăn uống đủ chất để giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại cái lạnh, chống tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virút một cách hiệu quả.
 
tang cuong suc de khang trong mua lanh ra sao - anh 1Thời tiết trở lạnh cũng là lúc hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm dễ mắc bệnh

Chế độ ăn cho mọi lứa tuổi cần cung cấp đủ năng lượng và đa dạng với đủ 6 nhóm thực phẩm mỗi ngày là: tinh bột, chất béo, chất đạm, rau, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa. Chú ý tăng cường các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Các gia vị ấm nóng như tỏi, gừng, tiêu, ớt, quế, nghệ, lá tía tô, lá lốt...

Uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc là chính, bạn có thể dùng thêm sôcôla nóng, trà xanh, trà gừng, nước chanh ấm với mật ong... để giúp tăng sưởi ấm cơ thể.

* Không nên dùng những thực phẩm nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa lạnh?

- Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể với quần áo ấm, thức ăn ấm nóng và bữa ăn đủ chất, cần tránh những thức ăn lạnh như kem, nước đá lạnh để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp hay cảm lạnh. Cũng hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính hàn như nghêu, sò, ốc... vì dễ bị khó tiêu, đầy bụng.

* Mùa lạnh, mức độ vận động thể thao như thế nào là hợp lý? Nên cho trẻ dùng thực phẩm nào? 
 
(Thu Lan, Bình Dương)
 

 


PGS.TS Lâm Vĩnh Niên (trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM):

- Việc tập luyện trong mùa lạnh giúp tăng cường năng lượng, tăng cường miễn dịch và hạn chế tình trạng "trầm cảm mùa đông".
 
Một số lưu ý khi tập luyện trong mùa lạnh:

Tập luyện từ từ để cơ thể quen với điều kiện thời tiết. Bảo vệ đầu, bàn tay, bàn chân và tai. Khi lạnh, lượng máu tập trung làm ấm phần trung tâm cơ thể, khiến các bộ phận này dễ bị tổn thương do lạnh. Cần uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện. Dù thời tiết lạnh, cơ thể vẫn bị mất nước khi tập luyện.

Một số thực phẩm tốt cho trẻ vào mùa lạnh:

* Cá hồi: giàu các acid amin, các acid béo omega-3, có ích cho sự phát triển của hệ thần kinh.
 
* Quýt: cung cấp vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

* Bí ngô: giàu vitamin A và carotenoid, có ích cho sức khỏe tim, hệ miễn dịch và da. u Khoai lang: giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin A và kali. 

* Cải súplơ: giúp ngăn ngừa hiện tượng viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
 

Câu hỏi

 Con trai tôi năm nay 1 tuổi rưỡi, từ nhỏ đến giờ lần nào đi chích ngừa về chỗ vết chích của bé cũng bị sưng; bé hay than đau, có lần còn bị sốt khá cao, không biết có phải do vết chích hay không. Tôi quan sát cháu gái tôi (2 tuổi, con của chị tôi, sống cùng nhà) thì chẳng lần nào bé chích ngừa về bị vậy cả. Tôi nghe nói chích ngừa sốt là bình thường nhưng sưng vậy là không tốt? Có phải tôi chăm sóc bé có gì sai?

Việc bị sưng, bé than đau chỗ chích ngừa cũng không có gì là bất thường nếu như vết sưng không to, không đỏ và không có kèm các biểu hiện nguy hiểm. Tuy nhiên, một số chú ý nhỏ có thể giúp bé đỡ bị sưng, đau vị trí này.

Điều đầu tiên bạn nên chú ý là bạn có quá vội vã gỡ miếng băng nhỏ mà bác sĩ dán lên sau khi chích ngừa không? Ngoài tác dụng cầm máu, miếng băng này còn có tác dụng che vết thương, ngăn vi khuẩn tấn công. Thường thì dù vội vã gỡ ra ngay bé cũng không bị chảy máu nhưng trên đường về nhà bụi bẩn ngoài đường có thể bám vào vết thương gây nhiễm trùng, làm bé dễ bị sưng. Nên đợi khi về đến nhà hẳn gỡ miếng băng ra.

Trường hợp đã phát hiện bé bị sưng, nếu không bị đỏ thì có thể dễ dàng làm dịu lại bằng cách chườm đá: dùng vài viên đá nhỏ quấn trong khăn sạch, chườm ngắt quãng từng đợt ngắn 3-5 giây. Chú ý không áp đá trực tiếp, không để túi chườm liên tục vì da trẻ em rất nhạy cảm. Có thể sát trùng thêm vết chích bằng povidine.

Thường các bé đi chích ngừa về có sốt nhẹ, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đáp ứng miễn dịch, không sao cả.

Tuy nhiên, nếu bé có một trong các triệu chứng sau: sốt cao khó hạ; vết chích sưng đỏ, lan rộng ra; nôn ói; bỏ ăn, bỏ bú; tay chân yếu;... bạn cần lập tức đưa bé đến bệnh viện vì có thể bé gặp phản ứng bất lợi với vắc-xin hoặc bị nhiễm trùng nặng ở vết chích.

Câu hỏi

Tôi vừa phát hiện mình bị loét dạ dày và đã mất ngủ nhiều đêm vì căn bệnh này. Vậy tôi nên ăn gì và cần tránh loại thực phẩm nào thưa bác sĩ?



Trần Đức (Hải Dương

Bạn thân mến,
 
Người bệnh loét dạ dày cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau, sự sản sinh axit cũng như để làm lành vết loét. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, không nhất thiết phải tránh bất kỳ loại thực phẩm nào trừ khi chúng làm bạn đau. Ăn chậm rãi trong bầu không khí thoải mái, các vết loét thường có liên quan đến tình trạng căng thẳng; Nhai kỹ thức ăn; Nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ, đều đặn trong ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường. Tránh đưa chất cồn vào cơ thể, đặc biệt là rượu mạnh hoặc rượu mùi. Cẩn thận với chất caffeine, nên giới hạn lượng trà, cà-phê và những thức uống chứa caffeine khác; Tránh ăn thức ăn quá nóng, cay, chua (tiêu, ớt, chanh, cam...) hoặc quá lạnh vì chúng có thể làm dạ dày đau và khó chịu.

Người bệnh loét dạ dày nên ăn đúng giờ, đúng định lượng, tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa... Ngoài ra, cần xin ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng một loại thuốc mới.

Câu hỏi

Có phải chỉ bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp mới bị đột quỵ hay còn những căn bệnh nào mà cũng có thể dẫn đến đột quỵ thưa bác sĩ?

Bạn thân mến,
 
Những yếu tố rủi ro quan trọng nhất dẫn tới đột quỵ là cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút thuốc. Những nguy cơ khác gồm có nghiện rượu nặng, nồng độ cholesterol trong máu cao, sử dụng thuốc cấm, những đặc điểm về gen hoặc bẩm sinh, những dị thường nhất định trong hệ mạch.
 
Với đột quỵ, mỗi giây đều quý, nghĩa là dù cùng được chữa trong thời gian vàng nhưng người sớm hơn sẽ có kết quả tốt hơn.
 

 

 
Bản thân người bệnh hoặc người xung quanh cần nhận biết ngay các dấu hiệu khi đột quỵ xảy ra như: đột nhiên bị tê liệt hoặc đuối sức, đặc biệt là ở một nửa cơ thể; đột nhiên khó phát âm hoặc đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân. Đột quỵ thường có thể phân biệt với các nguyên nhân gây chóng mặt hoặc đau đầu khác. Những triệu chứng này có thể cho thấy đã xảy ra đột quỵ và cần có tác động y tế ngay lập tức.
 
Nếu người bệnh đột quỵ không được cấp cứu trong quãng “thời gian vàng” thì hậu quả phải chịu rất nặng nề, có thể liệt nửa người, hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, tôi 58 tuổi, nhiều lúc tôi thấy đau nửa đầu, chân tay tê bì cảm giác yếu một tay nhưng nghỉ ngơi một lúc thì tôi lại hết. Như vậy có phải tôi xuất hiện những triệu chứng của đột quỵ không? Tôi nên làm gì để phòng tránh đột quỵ, cũng như cải thiện tình trạng này thưa bác sĩ?

58 tuổi là tuổi có nguy cơ đột quỵ, thỉnh thoảng đau nửa đầu và yếu tay cũng có thể là dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua, thường sẽ phục hồi hoàn toàn trong 24h. Bạn nên tầm soát nếu các triệu chứng này lặp đi lặp lại. Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua thường là một lời cảnh báo về dấu hiệu rằng đột quỵ có thể xảy ra. Do vậy, đây là triệu chứng không thể xem thường. 

Câu hỏi

Chào BS,



Em mới chia tay với bạn trai, hiện giờ đang cảm thấy stress nặng. Em không ăn được gì, đau bao tử, hay buồn nôn, không thể ngủ được. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng khi nhắm mắt là lại suy nghĩ, mọi suy nghĩ đều tiêu cực. Có phải em bị bệnh tâm lý nặng? Em phải làm sao để không còn stress và có thể ngủ được ạ? Em cám ơn BS!

Chào em,

Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, để vượt qua được cần có rất nhiều nghị lực của bản thân và sự giúp sức của gia đình. Vừa mới đối diện với cú sốc tâm lý thì ai cũng bị “chấn thương tâm lý”.

Tình trạng này có thể gây ra các hệ lụy lên sức khỏe thể chất nhưng chưa phải là bệnh tâm thần, tuy nhiên, nếu kéo dài mà dứt ra không được, có thể sẽ thành bệnh tâm thần thật hoặc thể chất sẽ suy sụp, sinh ra bệnh, như bệnh lao, bệnh đau nửa đầu...

Người cứu em chính là em. Em nên tâm sự với người thân để giải tỏa tâm lý, có thể gặp chuyên viên tâm lý để điều trị ngắn hạn, nên tập thể dục hay nghỉ ngơi đi du lịch 1 thời gian cho khuây khỏa. Cuối cùng, em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để BS kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn (điều trị rối loạn giấc ngủ, bệnh bao tử, chán ăn tâm lý...) và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này.  

Thân ái.

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ,



Em nay 32 tuổi, nặng 47kg, cao1m68, người quá gầy. Em bị chứng ăn không ngon và ăn rất ít, mỗi bữa được 2 chén cơm, dù cố gắng đến đâu cũng chỉ ăn được vậy. Công việc của em là nhân viên kinh doanh, rất bận và hay chạy xe ngoài đường. Trước kia em nặng 53-54kg.



Em đã đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ nhưng kết quả là không bị bệnh gì. Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, nếu có đi khám sức khỏe và xét nghiệm thì em nên đi bệnh viện nào? Em xin cám ơn bác sĩ nhiều.

 

Chào em,


Theo thông tin em chia sẻ thì em đã khám bác sĩ và khảo sát tất cả các bệnh lý thực thể (có cơ quan bị tổn thương) mà không tìm thấy nguyên nhân gây chán ăn (như bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh về tuyến giáp, tuyến thượng thận, bệnh gan thận...), cộng với áp lực công việc thì tôi nhận thấy nhiều khả năng chán ăn là do tâm lý - tâm thần, do áp lực công việc gây căng thẳng đầu óc dẫn đến cảm giác chán ăn. 

Chứng chán ăn tâm lý thì khám ở chuyên khoa Tâm thần là tốt nhất, để bác sĩ kê thuốc đúng bệnh sẽ cải thiện nhiều. Em đừng quá sợ hãi hay dị ứng hai từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, chán ăn tâm lý, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Và do đó, nếu nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh lý tâm lý - tâm thần thì tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. 

Ngoài ra, em nên uống thêm các thực phẩm chức năng như 20 acid amin, multivitamin để tránh thiếu chất. Song song đó, em nên uống thêm sữa, đây là thực phẩm nhanh gọn lẹ lại giàu dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe.

Thân mến.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ: 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 
0903 933 011 
CSKH: 0934 117 009 (Ms. Điểu)
Hotline: 028.3815.1615
Fax: 028. 3815.3345
Email: hoangmysaigon@gmail.com

Đặt câu hỏi

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn