Thoái hóa cột sống thường do những nguyên nhân nào
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống:
– Thoái hóa cột sống, thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.
– Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng, tác động lực mạnh đột ngột làm rách hoặc lệch đĩa đệm.
– Các hội chứng bẩm sinh nơi cột sống như: gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ.
– Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
– Khuân vác vật nặng, ngồi hàng giờ sai tư thế, tập thể dục và thể thao không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoái hóa khớp người trẻ tuổi có dễ điều trị?
Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp người trẻ tuổi thường tốt hơn so với ở người cao tuổi. Do cơ địa người trẻ tuổi thường dễ phục hồi và phục hồi nhanh, thể chất đang dồi dào sinh lực, nhiều dưỡng chất, ăn uống tốt, sự tăng sinh và thay thế của các tế bào tốt hơn, khả năng đáp ứng với các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động khớp tốt hơn các nhóm đối tượng khác.
Mấu chốt vấn đề là người trẻ tuổi có được điều trị sớm và đúng cách hay không ?
Thoái hóa cột sống hiện nay có mấy loại
Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa nói về tình trạng viêm và tổn thương tại cột sống; bệnh gây nên những cơn đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt bình thường. Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mãn tính, có tiến triển chậm rất khó nhận biết, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó, những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tình trạng thoái hóa tự nhiên.
Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen làm việc và sinh hoạt chưa khoa học của nhiều người. Những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do độ tuổi, thoái hóa tế bào, môi trường công việc, thói quen sinh hoạt, mang vác nặng, sai tư thế, ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì...
Có 2 dạng thoái hóa thường gặp đó là thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng. Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa mà triệu chứng của bệnh cũng có sự đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, triệu chứng điển hình của người thoái hóa cột sống là những cơn đau âm ỉ, thường xuyên dọc vị trí cổ và thắt lưng.
Các triệu chứng diễn ra theo chu kỳ từ 1 đến 2 ngày rồi giảm dần các cơn đau, một thời gian lại tiếp tục tái phát. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thoái hóa cột sống có thể khiến các vận động bình thường của người bệnh gặp khó khăn, thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như: Gây biến dạng cột sống, chèn ép các rễ thần kinh, thị lực suy giảm, tổn thương đĩa đệm và cột sống...
Phòng người bệnh thoái hóa cột sống
Để phòng bệnh thoái hóa cột sống, cần đảm bảo an toàn lao động và làm việc. Chúng ta nên thay đổi tư thế khi ngồi sau 1 tiếng đồng hồ, tập vận động các khớp, tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng. Những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều có thể tận dụng giờ giải lao thực hiện các bài tập thể dục nhẹ từ 5-10 phút có tác dụng thư giãn rất tốt cho cột sống cổ, thắt lưng.
Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất cần thiết nhằm giúp các cơ khớp tăng sức bền và hoạt động tốt hơn, kể cả những người đã bị thoái hóa cột sống. Những người dưới 40 tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống nhẹ có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội. Những người bị thoái hóa cột sống gây thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… cần hạn chế các môn thể thao nặng
Không nên cúi lưng, mang vật nặng nhiều dẫn đến tổn thương các dây thần kinh cột sống; khi ngủ, tránh nằm ở một tư thế quá lâu, không nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, không nên nằm gối đầu quá cao; không sử dụng chất kích thích, như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây nghiện...; duy trì tập luyện thể dục thể thao phù hợp để giữ cho cột sống được tốt hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi, tránh bia, rượu, thuốc lá, tránh thức khuya cũng góp phần giúp phòng ngừa căn bệnh này. Mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1,5 - 2 lít mỗi ngày)...