Nhằm chủ động phòng, chống dịch COVID-19 và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh, giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung, TPHCM và một số tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng cách ly F1 và cách ly điều trị F0 tại nhà.
Vậy vệ sinh xung quanh khu vực cách ly F0 tại nhà như thế nào là đúng
Đồ dùng cá nhân của F0
Theo đó, để hướng dẫn việc sinh hoạt đúng cách đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh các trường hợp lây lan dịch bệnh cho những người sống xung quanh khi có F0 cách ly tại nhà, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã đưa ra hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn, quản lý chất thải tại nhà cho người tiếp xúc gần ca bệnh COVID-19.
Đối với đồ dùng, quần áo của người cách ly, HCDC hướng dẫn: Giặt riêng quần áo của người cách ly, tốt nhất là giặt ngay trong phòng. Trước khi giặt, người giặt phải ngâm vải với xà phòng tối thiểu 20 phút. Bên cạnh đó, nên phơi quần áo tại nơi riêng, nhiều ánh nắng.
Rác thải của F0 có nguy cơ truyền virus
Đối với chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2; Khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng thải bỏ của người cách ly phải bỏ vào túi đựng chất thải, xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi. Sau đó, chất thải bỏ vào thùng rác có lót túi, nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người cách ly.
Đồng thời, phải khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn. Hãy thu gom tất cả chất thải từ phòng cách ly của người mắc, nghi mắc COVID-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải nghi nhiễm.
Khi hết thời gian cách ly, nếu không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường. Với chất thải thông thường, việc thu gom, xử lý hàng ngày được thực hiện theo quy định.
Các vị trí trong nhà và khử khuẩn
Tại các vị trí: sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc: bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu… cần phải khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày.
Làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường.
Dung dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ. Thường xuyên dùng cồn 70 độ để lau các bề mặt trên các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển ti vi, điện thoại… Trước khi lau phải tắt nguồn điện.
Về vấn đề vệ sinh khử khuẩn môi trường xung quanh khi cách ly tại nhà, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TPHCM) nhấn mạnh, nhà vệ sinh “an toàn” đối với người F0 và F1 cũng rất quan trọng do nhà vệ sinh có thể là nguồn lây chéo.
Mẹo sử dụng khử trùng hóa học một cách an toàn
- Luôn đọc và làm theo chỉ dẫn trên nhãn của các sản phẩm vệ sinh và khử trùng để đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. Quý vị có thể cần mang trang bị bảo hộ cá nhân như găng tay, kính bảo hộ hoặc kính, tùy vào chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm.
- Đảm bảo thông gió đầy đủ (ví dụ: mở cửa sổ, bật quạt).
- Chỉ dùng đúng lượng khuyến nghị trên nhãn thông tin.
- Nếu trong chỉ định, cần pha loãng với nước để sử dụng, hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng (trừ khi có chỉ định khác trên nhãn).
- Gắn nhãn các dung dịch tẩy rửa hoặc khử trùng đã pha loãng.
- Bảo quản và sử dụng các hóa chất tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Không được trộn lẫn các sản phẩm hoặc hóa chất.
- Đừng ăn, uống, hít thở hoặc tiêm truyền các sản phẩm làm sạch và khử trùng vào cơ thể hoặc bôi trực tiếp lên da quý vị vì chúng có thể gây tổn hại nghiêm trọng.
- Không sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh và khử trùng bề mặt nào để lau hoặc tắm cho người hoặc thú cưng.
- Cần đưa ra những lưu ý đặc biệt dành cho người mắc bệnh hen suyễn. Một số sản phẩm tẩy rửa và khử trùng có thể gây hen suyễn. Tìm hiểu thêm về giảm khả năng bị lên cơn hen khi khử trùng để phòng ngừa COVID-19.