Ung thư giai đoạn cuối đau như thế nào?

Một số người bệnh ung thư không còn đáp ứng với điều trị và phải đối mặt với thực tế là không lâu nữa họ sẽ qua đời. Điều này thật đáng sợ cho người bệnh và những người thân của họ. Người thân của bạn có thể bị đau đớn, có thể nằm liệt giường hoặc chỉ đi được vài bước, hoặc có thể bị lẫn. Chứng kiến người thân của mình trải qua quá trình suy sụp này là điều rất khó khăn.

Nguyên nhân gây đau trong ung thư giai đoạn cuối

Ung thư giai đoạn cuối có đau không? Ở giai đoạn đầu, ung thư thường chưa gây đau nhưng ở giai đoạn cuối, tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện đau đớn là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau vừa là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân vừa là mục đích của các bác sĩ.

Đau trong ung thư do 4 nguyên nhân chính sau:

  • Đau do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức nằm xung quanh khối u hoặc ở xa khi có di căn (75 – 80 %).
  • Đau do quá trình điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất (15 - 19%).
  • Đau do thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu xét nghiệm, sinh thiết, nội soi...
  • Đau không liên quan đến ung thư: Bệnh nhân đau ở một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể, vì lý do này mà bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở 1 cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể.

Đau trong ung thư là như thế nào?

Đau trong ung thư là những cơn đau xảy ra trong thời gian ngắn (đau cấp tính) hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định (đau mãn tính) do sự chèn ép hay di căn của một khối u sang các bộ phận khác của cơ thể. Thêm vào đó, các phương pháp điều trị (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật) và quá trình chẩn đoán; những thay đổi trong cơ thể do mất cân bằng nội tiết tố và đáp ứng miễn dịch cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau đớn trong ung thư.

Sự đau đớn của bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện liên tục, đôi khi tăng đột ngột về cường độ gây cảm giác đau nhói; hoặc đau gián đoạn. Cơn đau đôi khi cũng chớp nhoáng, bùng phát; đây được gọi là đau đột phá và cần phải sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng tức thời để khống chế cơn đau.

Những người bị ung thư thường phải trải qua các cơn đau dữ dội, và khiến họ cảm thấy khó chịu cũng như đau đớn. Tuy nhiên, có thể điều trị thành công tới 95% cơn đau do ung thư. Cơn đau không được điều trị có thể làm cho các khía cạnh khác của bệnh ung thư trở nên tồi tệ hơn. Bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Cơ thể suy nhược.
  • Khó thở.
  • Buồn nôn.
  • Táo bón.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Phiền muộn.
  • Lo lắng, bất an.
  • Rối loạn tâm thần.

Ung thư giai đoạn cuối đau như thế nào?

Hội chứng đau trong ung thư cũng như đau trong ung thư giai đoạn cuối được phân ra ba loại: đau thực thể, đau nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh.

Đau nội tạng

Các cơ quan nội tạng như gan, phổi, nhu mô thận không có cảm thụ đau, do đó người bệnh không có biểu hiện đau dù bị tổn thương nặng và rộng do ung thư, trừ khi khối u ảnh hưởng đến cấu trúc ống hoặc các tổ chức lân cận.

Các cơn đau phủ tạng thường lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật nên nhiều khi khiến chúng ta không xác định được nguồn gốc và vị trí của cơ quan bị bệnh.

Đau tạng phủ thường là tổng hợp của những nguyên nhân sau: bế tắc (căng phù), thiếu oxy dẫn đến sự tăng nồng độ của acid, phản ứng viêm do tổn thương mà ung thư gây ra. Các yếu tố này kích thích đến thụ thể và các tổ chức lân cận gây đau.

Đau thực thể

Đau thực thể do khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ, ở cạnh hoặc ở nơi khối u di căn đến. Bản thân sự chèn ép này đã gây ra đau do kích thích các thụ thể tại chỗ, đồng thời chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm. Hơn nữa, khối u xâm lâm chèn ép đi cùng với sự phóng thích của các chất hóa học của phản ứng viêm gây kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cho cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn.

Các cơn đau thực thể có thể cấp tính, mạn tính hoặc xảy ra từng đợt. Thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức với cường độ khác nhau, các mô kề cận bị co cứng, cơn đau thường tăng khi bị đè nén hoặc vận động.

Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau, hoặc mức độ đau không tương xứng với tổn thương thực thể.

Đau do căn nguyên thần kinh

Tại hệ thần kinh trung ương, các khối u ung thư ở não có thể gây chèn ép và đau đớn. Còn ở thần kinh ngoại vi, cơn đau có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u và tác dụng độc hại của hóa - xạ trị.

Đau thần kinh có đặc điểm là các cơn đau đột ngột như bỏng buốt, có thể buốt như bị đâm. Đau ở thần kinh ngoại biên có thể dẫn tới sự hình thành các vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ thần kinh trung ương.

Tầm quan trọng của tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh. Ung thư ở giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư – những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.

Để phòng tránh ung thư hiệu quả, điều trước tiên cần làm là tầm soát, đặc biệt đối với những người trong nhóm nguy cơ cao như: có người thân (cha, mẹ, chị, em…) bị loại ung thư có tính chất gia đình như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và nhóm người nghiện thuốc lá, rượu bia.

Khi bạn muốn tầm soát ung thư thì nên thực hiện càng sớm càng tốt, khi bắt đầu vào tuổi nguy cơ. Nên lặp lại định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm…, tùy theo loại ung thư. Ngoài ra, chưa đến kỳ tầm soát nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư thì nên khám chuyên khoa ngay.

Tin cùng chuyên mục

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe định kỳ

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe...

Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa bệnh. Để có thể đảm bảo sức khỏe của mình một cách tốt

[ Xem thêm ]
Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 trên khắp tỉnh, thành liên tục gia tăng. Theo thống kê, gần 20% F0 là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhóm trẻ có bệnh nền, thừa cân, béo phì. Trong bối cảnh trẻ em đi học trở lại, nguy cơ trẻ mắc...

[ Xem thêm ]
Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ...

Kỳ nghỉ Tết kéo dài với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại công việc. Sau kì nghỉ cũng là lúc chúng ta có những biểu hiện khác thường trên cơ thể do

[ Xem thêm ]
Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng tránh

Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng...

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại nô nức chuẩn bị mua sắm cho người thân những bộ trang phục đẹp nhất, những đồ ăn thức uống ngon nhất, thích hợp với ngày Tết cổ truyền. Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, “xả hơi” sau một năm đi học, đi làm vất...

[ Xem thêm ]
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố bất ngờ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố...

Trong dịp tết, chế độ ăn giàu chất đạm, nhiều chất béo là những yếu tố “đe dọa” sức khỏe người có bệnh lý chuyển hóa. Tết luôn mang lại cảm hứng ăn chơi, “thả phanh” ăn uống cùng với đó là chế độ sinh hoạt không hợp lý đe dọa trực tiếp đến sức

[ Xem thêm ]
Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng mạch máu não

Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng...

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Những cơn đau đầu thoáng qua thường không được quan tâm, nhưng...

[ Xem thêm ]
Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Giới chức y tế Cộng hòa Síp vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này. Một biến thể mới của virus gây Covid-19 vừa được các nhà khoa học phát hiện lai giữa 2 chủng virus đang nguy hiểm nhất hiện nay đó là Delta và Omicron được đặt tên là

[ Xem thêm ]
Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến...

Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu...

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Đối với những bệnh nhân đã và đang mắc Covid-19 thì các triệu chứng đặc biệt xuất hiện trong khoản thời gian này là điều không thể tránh khõi. Nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Đa số đều cho nhận định rằng thấy sức khỏe của...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn