Hiện nay có tình trạng hiểu sai về hạn sử dụng của vaccine COVID-19 dẫn đến việc lãng phí vaccine trong khi vaccine này đang rất khan hiếm trên toàn cầu. Sau đây là hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về cách ước tính lượng vaccine, từ đó giúp chúng ta hiểu đúng hơn về hạn dùng của vaccine.
Hiểu đúng về hạn dùng của vaccine COVID-19
Trước tình hình khan hiếm vaccine phòng chống COVID-19, rất nhiều quốc gia tìm mọi cách nhập khẩu vaccine và phải chấp nhận hạn dùng ngắn nhằm mục đích sớm nhất có vaccine tiêm cho người dân.
Đã không ít quốc gia do triển khai chậm dẫn đến việc lãng phí vaccine ngay trong hoàn cảnh vaccine còn thiếu do sử dụng vaccine quá sát hạn dùng.
Trước thực trạng trên, ngày 19/7/2021 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn để tối ưu hóa nguồn vaccine tại địa chỉ: https://apps.who.int/iris/handle/10665/343035.
Theo đó, WHO khuyến cáo các quốc gia, khu vực hoặc tỉnh (sau đây gọi là địa phương) cần tính toán nhu cầu cũng như khả năng sử dụng (tốc độ triển khai) của địa phương mình trước khi quyết định nhập vaccine.
Cách ước tính lượng vaccine COVID-19 cần nhập về
Cụ thể WHO khuyến cáo tính toán nhu cầu sử dụng vaccine COVID-19 của địa phương gồm 3 bước:
Bước 1: Ước tính mức sử dụng cần thiết để có thể tiêm tất cả các liều 2 tuần trước khi hết hạn
Tính số ngày còn lại trước ngày hết hạn dựa trên hạn sử dụng được ghi trên nhãn và ngày hiện tại. Trường hợp vaccine chỉ ghi tháng và năm thì ước tính ngày hết hạn là ngày cuối cùng của tháng.
- Ước tính tỷ lệ sử dụng hàng ngày cần thiết để sử dụng hết vaccine trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày theo công thức sau: Số liều vaccine còn lại/(số ngày còn lại cho đến khi hết hạn -14).
- Ước tính tỷ lệ sử dụng hàng tuần cần thiết để sử dụng hết vaccine trước khi hết hạn 14 ngày:
= Tỷ lệ sử dụng hàng ngày x 7
Bước 2: Ước tính việc sử dụng vaccine hàng tuần hiện tại
Tính toán việc sử dụng vaccine hàng tuần tại mỗi địa điểm theo công thức sau:
- Tiêm chủng trung bình được thực hiện mỗi buổi (trung bình của năm buổi trước đó) x số buổi được thực hiện mỗi tuần.
- Tính toán việc sử dụng hàng tuần trên toàn địa phương = Tổng số liều vaccine được sử dụng hàng tuần tại mỗi địa điểm.
Bước 3: Ước tính nếu có sự thiếu hụt trong việc sử dụng
Nếu tỷ lệ sử dụng ước tính hàng tuần cần thiết để sử dụng hết liều vaccine trước khi hết hạn (từ bước 1) bằng hoặc thấp hơn mức sử dụng hàng tuần hiện tại (từ bước 2), hãy tiếp tục theo dõi tỷ lệ sử dụng hàng ngày ở cấp huyện, với báo cáo hàng tuần và xem xét ở cấp quốc gia để đánh giá xem có cần thực hiện bất kỳ hành động nào để đẩy nhanh việc sử dụng hay không.
Hiểu đúng về hạn sử dụng của vaccine
Một số người cho rằng hạn sử dụng của vaccine COVID-19 là thời hạn ấn định cho vaccine chỉ được sử dụng trước khi hết hạn sử dụng 14 ngày, mà trước thời hạn đó vaccine vẫn còn nguyên hiệu lực và độ an toàn của vaccine COVID-19 (nếu được bảo quản đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất).
Đối với các loại vaccine COVID-19 'cận date" hạn sử dụng còn 14 ngày sẽ không được phép lưu hành trên thị trường. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Thực tế khuyến cáo của WHO nhằm giúp các địa phương nhận về lượng vaccine vừa đủ để đến trước thời điểm hết hạn có thể dùng hết hoặc nếu còn sẽ là rất nhỏ giúp hạn chế hao phí, chứ không phải hạn sử dụng của vaccine là 14 ngày trước ngày ghi trên nhãn. Nếu hiểu sai sẽ dẫn đến việc lãng phí rất lớn vaccine COVID-19.
Sốt sau khi tiêm vaccine Covid xử lý thế nào
Xử trí sốt sau tiêm vaccine
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vaccine, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy sốt < 38,5 độ C thì làm giảm thân nhiệt bằng cách:
- Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm (nước để chườm, lau ấm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bị sốt là 2 oC) lau, chườm tại trán, hố nách, bẹn;
- Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS);
- Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và luôn tự kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế mỗi 30 phút.
- Nếu sốt > 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau tiêm vaccine của phường, xã.
- Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.