Sau tiêm 2 mũi vaccine COVID-19, có cần làm xét nghiệm kháng thể?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể tạo ra kháng thể. Người được tiêm đủ 2 mũi vaccine có được hệ miễn dịch với virus tốt hơn nhiều so với người không được tiêm.

Chỉ số kháng thể thấp sau tiêm đủ 2 mũi vaccine có đáng lo ngại?

Những ngày gần đây, đánh vào tâm lý e ngại và mong muốn tìm hiểu về nồng độ kháng thể mà cơ thể mình có được sau khi tiêm vaccine hoặc sau khi mắc COVID-19, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo làm dịch vụ xét nghiệm định lượng kháng thể SARS - CoV - 2.

Theo những quảng cáo này cho rằng, xét nghiệm định lượng kháng thể để đánh giá khả năng sinh kháng thể sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 là cần thiết; đã khiến không ít người dân đi làm các xét nghiệm và tạo tâm lý hoang mang nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số thấp.

BS. Trần Văn Công cho hay, hằng ngày nhận được rất nhiều câu hỏi như: - Em chích đủ 2 mũi vaccine rồi, xét nghiệm kháng thể thấp có sao không? - Em bị F0 rồi, nhưng xét nghiệm thấy kháng thể thấp, có cần tiêm vaccine không? - Sau tiêm 2 mũi vaccine... mẹ em xét nghiệm là 1000AU/mL., trong khi em tiêm vaccine khác loại của mẹ em thì chỉ có 600AU/mL. Có phải tại vaccine em tiêm cho kháng thể thấp không?...

Theo BS. Trần Văn Công - nhóm bác sĩ tình nguyện "Giúp nhau mùa dịch" tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết, trước khi làm xét nghiệm chúng ta phải trả lời được câu hỏi: Ngưỡng kháng thể là bao nhiêu thì an toàn? Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, câu hỏi này cũng chưa có khuyến nghị chính thức. Tất nhiên, nếu chỉ số càng cao thì càng tốt, điều này chứng tỏ cơ thể đã sinh được nhiều kháng thể. Nhưng nếu nồng độ đạt được từ 50AU/mL trở lên là rất đáng mừng.

Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rõ về chỉ số kháng thể COVID-19 như sau:

- Lượng kháng thể tồn tại trong máu sẽ giảm dần theo thời gian.

- Kháng thể giúp bảo vệ một người trước COVID-19, nhưng không hoàn toàn giúp chúng ta miễn nhiễm với virus SARS-CoV2-2.

- Xét nghiệm tìm kháng thể là chẩn đoán một người đã từng nhiễm bệnh, đang mắc COVID-19 và có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Kháng thể giúp nếu mắc COVID-19 sẽ ít triệu chứng hơn.

- Một người xét nghiệm có kháng thể cũng không thể chắc chắn khẳng định người đó có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nên không được dùng để xét nghiệm khẳng định COVID-19.

Hơn nữa, theo thời gian, lượng kháng thể này cũng sẽ giảm dần. Do đó, chỉ số kháng thể có thấp cũng không hề đáng lo ngại.

Kháng thể là gì?

Kháng thể có thể hiểu đơn giản nó chính là hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Trong cơ thể người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, luôn có một lượng kháng thể tự nhiên nhất định. Chúng giúp cơ thể phòng ngừa sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Đó chính là lý do một người khỏe mạnh ít khi nhiễm bệnh, hoặc có nhiễm bệnh cũng có thể nhẹ hơn và nhanh khỏi hơn những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Kháng thể được sinh ra sau tiêm vaccine phụ thuộc vào tùy người và tùy loại vaccine.

Tuy nhiên, lượng kháng thể này rất thấp, khoảng 5.9AU/mL chưa đủ để đáp ứng miễn dịch đối với các loại tấn công của dịch bệnh. Do đó, tiêm vaccine là một cách tạo ra kháng thể chủ động, với lượng lớn hơn nhiều lần, giúp cơ thể có hàng rào bảo vệ tốt hơn.

Nhưng nồng độ kháng thể chủ động có được sau tiêm vaccine ở mỗi người lại khác nhau. Không phải cứ tiêm đủ 2 mũi vaccine là cơ thể tạo ra được nồng độ kháng thể cao như nhau.

Cũng như các loại vaccine khác, sau khi tiêm vaccine COVID-19, mỗi người lại có khả năng đáp ứng với vaccine khác nhau. Do đó nồng độ kháng thể được sinh ra cũng không giống nhau. Với người được tiêm vaccine, kháng thể chỉ có được sau khoảng 2-3 tuần tiêm vaccine. Với người đã nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi khỏi cũng tạo ra kháng thể này.

Nồng độ kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19 từ 15AU/mL là đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Nồng độ kháng thể dưới 12AU/mL là chưa đáp ứng miễn dịch.

Những người đã tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 có kháng thể với virus SARS-CoV-2 với định lượng trung bình là 67.53AU/mL - gấp khoảng 4-5 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch.

Người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 có định lượng kháng thể này là 278.81AU/mL trong vòng sau 1 tuần., cao gấp khoảng 18 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch. 2 tuần tiếp theo, định lượng này tăng lên hơn 21 lần.

Có cần kiểm tra định lượng kháng thể hay không?

BS. Trần Văn Công cho hay: Hiện nay, xét nghiệm định lượng kháng thể SARS- CoV-2 đang thực hiện ở đa số phòng Lab là định lượng kháng thể IgG. Nói về kháng thể thì có thể chia 2 loại:

- Kháng thể liên kết (binding antibody) gồm: IgM, IgG,IgA....

- Kháng thể trung hòa (neutralizing antibody).

Do đó xét nghiệm định lượng kháng thể hiện nay chỉ thể hiện được lượng IgG, nó không phản ánh được tổng lượng kháng thể cơ thể tạo ra (các kháng thể hòa tan và kháng thể liên kết khác). Vì vậy nếu chỉ dựa vào chỉ số IgG đơn độc đánh giá tình trạng miễn dịch là không có nhiều ý nghĩa.

Ngoài ra, một hàng rào cực kỳ quan trọng, hơn cả lượng kháng thể cao bao nhiêu - đó chính là các tế bào nhớ, các B cell memory...

Nói cách khác, khi virus hay một phần virus xâm nhập vào cơ thể, ngoài việc sinh ra các loại kháng thể kể trên, cơ thể chúng ta còn có một đội ngũ các tế bào nhớ. Đội ngũ này sẽ ghi nhớ bộ mặt virus hoặc kháng nguyên. Các tế bào này tồn tại rất lâu, được tính bằng nhiều năm. Và khi có virus xâm nhập lần tiếp theo, các tế bào này sẽ nhận ra và nhanh chóng khởi động hệ thống, sản xuất ồ ạt các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Sự tồn tại của các tế bào này không thể hiện trên các xét nghiệm thông thường chúng ta đang làm.

Tin cùng chuyên mục

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe định kỳ

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe...

Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa bệnh. Để có thể đảm bảo sức khỏe của mình một cách tốt

[ Xem thêm ]
Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 trên khắp tỉnh, thành liên tục gia tăng. Theo thống kê, gần 20% F0 là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhóm trẻ có bệnh nền, thừa cân, béo phì. Trong bối cảnh trẻ em đi học trở lại, nguy cơ trẻ mắc...

[ Xem thêm ]
Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ...

Kỳ nghỉ Tết kéo dài với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại công việc. Sau kì nghỉ cũng là lúc chúng ta có những biểu hiện khác thường trên cơ thể do

[ Xem thêm ]
Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng tránh

Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng...

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại nô nức chuẩn bị mua sắm cho người thân những bộ trang phục đẹp nhất, những đồ ăn thức uống ngon nhất, thích hợp với ngày Tết cổ truyền. Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, “xả hơi” sau một năm đi học, đi làm vất...

[ Xem thêm ]
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố bất ngờ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố...

Trong dịp tết, chế độ ăn giàu chất đạm, nhiều chất béo là những yếu tố “đe dọa” sức khỏe người có bệnh lý chuyển hóa. Tết luôn mang lại cảm hứng ăn chơi, “thả phanh” ăn uống cùng với đó là chế độ sinh hoạt không hợp lý đe dọa trực tiếp đến sức

[ Xem thêm ]
Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng mạch máu não

Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng...

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Những cơn đau đầu thoáng qua thường không được quan tâm, nhưng...

[ Xem thêm ]
Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Giới chức y tế Cộng hòa Síp vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này. Một biến thể mới của virus gây Covid-19 vừa được các nhà khoa học phát hiện lai giữa 2 chủng virus đang nguy hiểm nhất hiện nay đó là Delta và Omicron được đặt tên là

[ Xem thêm ]
Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến...

Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu...

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Đối với những bệnh nhân đã và đang mắc Covid-19 thì các triệu chứng đặc biệt xuất hiện trong khoản thời gian này là điều không thể tránh khõi. Nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Đa số đều cho nhận định rằng thấy sức khỏe của...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn