Chu trình phát triển trong cơ thể người của sán chó
Khi chó bị nhiễm sán, sau khi ký sinh và trứng sán sẽ được phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua quá trình phóng uế của chó. Ngoài ra hậu môn của chó là nơi chứa rất nhiều trứng sán, khi chó liếm hậu môn rồi liếm lên thân thể chúng, liếm lên vật dụng sinh hoạt của chúng ta, vô tình chúng phát tán loại trứng sán này khắp mọi nơi.
Đặc biệt khi ăn phải rau sống hay vuốt ve chó, tiếp xúc các vật dụng có dính trứng sán, khi vào trong cơ thể người, nếu không bị thực bào, sau 5 tháng trứng sán phát triển thành nang sán.
Người bị sán chó có biểu hiện như thế nào?
Khi sán kim xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở xung quanh và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.
Khi nang sán bị vỡ, chúng sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sán chó
Trứng sán chó di chuyển vào trong ruột người sẽ nở thành các ấu trùng xâm nhập vào thành ruột sau đó được chuyên chở theo đường máu đến các cơ quan của người như gan, não bộ, phổi, mắt,... Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, trở thành những vật lạ và gây bệnh cho người.
Thường gặp nhiều nhất là các triệu chứng ở da như: ngứa da, nổi mề đay, nổi mụn nước ở da, sung phù một vùng da,… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Phần lớn các trường hợp điều trị bệnh da liễu một thời gian mà không khỏi nên nghĩ đến sán chó. Khi ấu trùng di chuyển đến mắt, bệnh nhân chủ yếu cảm thấy khó chịu và mờ mắt nên khó phát hiện sớm. Khi thăm khám thì thường thấy viêm màng bồ đào hay viêm kết mạc sung huyết đỏ thường kèm theo ngứa, có khi thấy cả hình ảnh giun sán bên trong.
Có trường hợp ấu trùng sán chó di chuyển đến não sau đó làm tổ tại đây, gây nên nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, sán chó còn gây ra các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn, tràn dịch màng phổi và ho kéo dài.
Một số khó khăn trong chẩn đoán bệnh ngứa do sán chó hiện nay
Phần lớn trường hợp bị ngứa lâu ngày đều bi quan và nghĩ rằng không thể tìm ra nguyên nhân, ít người nghĩ đến có thể bị ngứa do nhiễm sán chó để xét nghiệm máu và chữa trị dẫn đến tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng chữa trị nhiều lần bệnh không thuyên giảm mà còn nặng thêm.
Khó khăn là do chủ quan và thường thì ở giai đoạn đầu nhiễm giun sán ít có biểu hiện dấu hiệu triệu chứng nên rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng tổn thương nội tạng gan, thận, mắt, não, ngứa da dai dẳng,…khi đó mới đi xét nghiệm thì ấu trùng đã gây tổn thương cho cơ thể trong thời gian khá dài, cho nên nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm cho ra kết quả nhiễm sán chó đều tỏ ra bất ngờ.
Khi bị ngứa da dai dẳng lâu ngày chữa trị da liễu không kết quả, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm máu đánh giá mức độ bệnh giun sán và nguyên nhân dị ứng khác trong máu, sau khi có kết quả bác sĩ sẽ đưa lời khuyên và sử dụng thuốc để chữa trị nguyên nhân gây ngứa thay vì chữa trị triệu chứng như trước để cải thiệt chất lượng cuộc sống.
Tại sao nhiễm sán chó Toxocara lại gây bệnh ngứa?
Khi bị nhiễm sán chó ấu trùng sẽ đi vào máu, trong máu ấu trùng sán chó tiết ra độc tố khiến cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại độc tố đó rồi gây nên nên tình trạng mẩn ngứa da giống như bệnh viêm da dị ứng và các dấu hiệu triệu chứng này cũng trùng hợp với bệnh da liễu.
Môi trường ô nhiễm, thói quen nuôi chó thả rong, sử thực phẩm thiếu an toàn và ý thức của người dân về kỹ năng phòng bệnh còn nhiều hạn chế là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhiễm ký sinh trùng giun sán.
Đây là bệnh chủ yếu lây qua đường phân - miệng. Để phòng tránh tốt, chúng ta cần xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc chó, mèo. Nên xổ giun định kỳ cho chó, mèo. Nuôi chó, mèo không nên thả rong để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.