Đối tượng mắc chứng sa tử cung sau sinh chủ yếu là phụ nữ sinh thường khi thai quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu; phụ nữ sau sinh phải lao động nặng; bà bầu mang song thai, đa thai, bà bầu sinh khó, nhau thai có dấu hiệu bất thường.
Sa tử cung sau sinh là hiện tượng tử cung phụ nữ bị tuột xuống ống âm đạo do nhiều nguyên nhân. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị, sản phụ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
Sa tử cung sau sinh là bệnh gì?
Sa tử cung sau sinh là hiện tượng tử cung bị tụt xuống ống âm đạo hoặc vị trí ngoài âm đạo.
Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật tử cung, phụ nữ tiền mãn kinh… cũng là những đối tượng có nguy cơ sa tử cung sau sinh.
Theo các bác sĩ, sa tử cung sau sinh có 3 cấp độ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
Cấp độ 1: Tử cung sa xuống nằm trong ống âm đạo. Đây là cấp độ nhẹ nhất.
Cấp độ 2: Tử cụng bị tụt xuống ngoài cửa âm đạo, có thể nhìn thấy khi sản phụ làm việc nặng hoặc liên tục hoạt động.
Cấp độ 3: Sa tử cung cấp độ 3 có mức độ cực kỳ nghiệm trọng. Toàn bộ tử cung sản phụ bị tụt xuống ra ngoài âm đạo. Chị em có thể quan sát bằng mắt thường phần tử cung bị sa xuống to bằng quả trứng gà. Trường hợp này tử cung có nguy cơ viêm nhiễm cao và phải cắt bỏ do tử cung không thể tự co lên được.
Nguyên nhân, dấu hiệu sa tử cung sau sinh
Nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung ở phụ nữ sau sinh chủ yếu do trong thời kỳ mang thai, tử cung mẹ bầu giãn nở lớn chưa kịp co về trạng thái ban đầu. Trong khi đó, hệ cơ và dây chằng vùng đáy chậu chưa thể phục hồi nên giảm khả năng nâng đỡ tử cung. Hậu quả là sản phụ có nguy cơ bị sa tử cung.
Sau khi sinh, những sản phụ phải lao động nặng nhọc khiến tử cung, dây chằng và cơ xương chậu bị tổn thương có thể khiến tử cung sa xuống âm đạo. Triệu chứng táo bón sau sinh tạo áp lực lên ổ bụng cũng khiến bà bầu phải đối mặt với hiện tượng này.
Ngoài ra, phụ nữ gặp các vấn đề về dị tật tử cung, phụ nữ từng phẫu thuật tử cung, sinh mổ, loại bỏ nhau thai bằng tay… cũng là những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng sa tử cung sau sinh.
Chị em có thể phát hiện tình trạng sa tử cung thông qua một số dấu hiệu như đau tức vùng thắt lưng, nặng bụng dưới; thường xuyên buồn đi đại tiện hoặc tiểu hiện nhưng không đi được; bí tiểu; táo bón hoặc có cảm giác vật gì đó tụt xuống dưới.
Cách chữa trị và phòng ngừa sa tử cung sau sinh
Sa tử cung sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày ở phụ nữ sau sinh. Trường hợp nặng có thể gây ra những biến nguy hiểm như loét âm đạo (sa tử cung cấp độ 3) hoặc sa các cơ quan khác vùng chậu.
Ngay khi có dấu hiệu sa tử cung sau sinh, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị. Trường hợp nhẹ, chị em không cần can thiệp phẫu thuật, cần chú ý nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng kết hợp massage vùng bụng dưới hàng ngày.
Trường hợp sa tử cung cấp độ nặng, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ và cố định tử cung bằng các phương pháp y khoa. Tử cung bị viêm loét do biến chứng phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần.
Để phòng ngừa nguy cơ sa tử cung, phụ nữ sau sinh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cho con bú là cách kích thích hormone sản sinh, giúp tử cung nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Đồng thời, chị em nên thực hiện các bài tập kegal hỗ trợ co thắt các cơ sàn chậu, nâng tử cung, giúp cơ quan sinh dục khỏe mạnh.