Vậy đâu là cách phòng tránh và trị đúng nhất cho tình trạng bệnh táo bón khi mang thai?
Hãy cùng tham khảo những kiến thức bên dưới đây để biết được khi bị táo bón chị em thai phụ nên làm gì hay ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện ra sao để hạn chế tình trạng bệnh nhé!
Lý giải các nguyên nhân bà bầu bị táo bón
● Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi. Cơ thể sẽ tiết ra các hoocmon giới tính duy trì thai; loại hoocmon này gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột, thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Đồng thời, hoocmon này là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động chậm hơn; nhằm đảm bảo cho cơ thể thai phụ hấp thu đầy đủ các chất bổ dưỡng từ thức ăn để nuôi dưỡng thai nhi.
● Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đường ruột gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngoài ra, táo bón còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lí của thai phụ.
Dấu hiệu mang thai bị táo bón (hình minh họa)
● Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
● Chứng bệnh này sẽ càng nặng hơn nếu trước đó bạn đã từng bị táo bón, nếu bạn bị ốm nghén và không thể ăn uống bình thường, hay đang mắc chứng kích thích đường ruột (IBS – một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện).
● Một số loại viên sắt bổ sung cũng có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Thiếu tập luyện cũng làm hệ tiêu hoá thêm uể oải.
Những cách phòng tránh bị táo bón cho bà bầu (hình minh họa)
Điều quan trọng là phòng ngừa hay phải điều trị thật sớm bởi vì chứng bệnh này không đòi hỏi những cách điều trị tốn kém, nó chỉ gây khó chịu và có thể làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản mà bạn có thể thử để tìm ra cách phù hợp với bản thân nhất:
● Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Nhưng cũng đừng quên bổ sung lượng chất lỏng (ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày).
● Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
● Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khoẻ toàn thân, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều.
● Đi bộ, bơi lội hay tập luyện dưới nước, đạp xe hay các bài tập dành cho bà bầu khác đều rất hữu ích. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.
● Kiên trì và đều đặn đi toilet: Mỗi ngày, bạn nên kiên nhẫn tạo cho mình thói quen ngồi toilet vào một giờ cố định (nên chọn thời điểm buổi sáng).
Sử dụng sản phẩm bổ dưỡng đúng cách giúp mẹ bầu không còn táo bón
Phụ nữ mang thai cần cực kỳ cẩn trọng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc bổ. Chế độ dinh dưỡng tốt phải đáp ứng nhu cầu sắt, acid folic, calci, inulin, fos, omega… đầy đủ trong thời kỳ mang thai.
Và hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược chuẩn hóa để điều trị táo bón mẹ bầu đang rất được ưa chuộng vì độ an toàn tuyệt đối cũng như hiệu quả nhanh chóng.
Công thức thành phần dược liệu độc đáo giúp chống táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú, hiện đang được kết hợp với nhau dưới dạng viên uống bao gồm thành phần: Dầu cá nhập khẩu ngừ, canxi hữu cơ - aquamin f, Sắt (III) Hydroxide Polymaltose, FOS và Inulin, trữ ma căn... định lượng chuẩn bổ sung mỗi ngày và đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị táo bón mẹ bầu.
Hy vọng những điều trên đây sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ có hiểu biết và thực hành lựa chọn bổ sung dinh dưỡng đúng đắn từ đó tạo điều kiện cho trẻ được sinh ra thuận lợi và phát triển tốt sau đó.