Phát hiện nhiều biến chủng SARS-CoV-2 mới có khả năng kháng Vaccine

Các biến thể của Virus COVID 19

  • Các biến thể gen của SARS-CoV-2 vẫn đang xuất hiện và lây truyền khắp nơi trên thế giới qua trong suốt thời gian diễn ra đại dịch COVID-19.
  • Các biến thể và đột biến vi-rút tại Hoa Kỳ được giám sát thường xuyên qua các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, giám sát dựa trên chuỗi gien và điều tra dịch tễ học
  • Nhóm Liên Ngành về SARS-CoV-2 (SIG) của Chính phủ Hoa Kỳ đã phát triển sơ đồ Phân Loại Biến Thể theo đó xác định ba lớp biến thể của SARS-CoV-2:
    • Biến thể đáng quan tâm
    • Biến thể đáng lo ngại
    • Biến thể có hậu quả nghiêm trọng
  • Các biến thể Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351, B.1.351.2, B.1.351.3), Delta (B.1.617.2, AY.1, AY.2, AY.3), và Gamma (P.1, P.1.1, P.1.2) đang lưu hành tại Hoa Kỳ được xếp hạng là các biến thể đáng lo ngại.
  • Đến nay, chưa có biến thể có hậu quả nghiêm trọng nào được tìm thấy tại Hoa Kỳ.
  • Do số dòng phụ đang tăng lên đều có liên quan tới các biến chủng Alpha, Delta và Gamma, trừ khi được xác định khác đi, CDC sẽ tham chiếu tới các dòng gọi chung là dòng phụ Q (Alpha), dòng phụ AY (Delta) và dòng phụ P.1 (Gamma).
  • Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy bamlanivimab và etesevimab có thể kém hiệu quả hơn để điều trị các trường hợp COVID-19 gây ra bởi các biến thể có một số thay thế nhất định hoặc kết hợp các thay thế trong protein gai.
  • Quan trọng là phần lớn các dòng của biến thể Delta đều nhạy với kết hợp bamlanivimab và etesevimab.
  • Các chuyên gia lâm sàng đang tìm kiếm lời khuyên về vấn đề sử dụng các sản phẩm kháng thể đơn dòng được cho phép sử dụng khẩn cấp tại Hoa Kỳ để điều trị và phòng ngừa SARS-CoV-2 nên tham khảo Hướng dẫn điều trị COVID-19 của NIHexternal icon.
  • Các loại vắc-xin được phê duyệt sử dụng tại Hoa Kỳ có hiệu quả chống lại các biến thể này và đã có các các biện pháp trị liệu hiệu quả. CDC sẽ tiếp tục theo dõi tất cả các biến thể đang lưu hành tại Hoa Kỳ.

Biến thể B.1.621, còn gọi là biến thể Mu có khả năng kháng Vaccine

WHO cho biết, biến thể Mu chứa các đột biến có khả năng kháng vaccine, do đó cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về biến thể này.

Tất cả các virus, gồm cả virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, đều biến đổi theo thời gian và hầu hết các đột biến không ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng rất ít đến các đặc tính của virus. Tuy nhiên, một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, khả năng kháng vaccine và thuốc điều trị.

Hiện WHO phân loại 4 biến thể virus SARS-CoV-2 ở mức "đáng lo ngại", trong đó có biến thể Alpha xuất hiện ở 193 quốc gia, vùng lãnh thổ và biến thể Delta xuất hiện ở 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Có 5 biến thể, gồm biến thể Mu, đang được theo dõi. Sau khi bùng phát ở Colombia hồi đầu năm, biến thể Mu đã lan sang các quốc gia khác ở Nam Mỹ và châu Âu. WHO cho biết, biến thể Mu chiếm chưa đến 0,1% số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở Colombia, tỷ lệ này là 39%.

Đột biến mới của biến thể Delta

Liên quan đến biến chủng SARS-CoV-2, các nhà khoa học Nhật Bản xác nhận, nước này đã phát hiện một bệnh nhân nhiễm đột biến mới của biến thể Delta, được điều trị vào giữa tháng 8 tại thủ đô Tokyo.

Trường hợp này mang đột biến N501S, tương tự như đột biến của biến thể Alpha, được phát hiện lần đầu ở Anh vào năm 2020. Bệnh nhân nhiễm đột biến N501S chưa từng đi ra nước ngoài và mắc COVID-19 do tiếp xúc trong cộng đồng. Đến nay, có 8 ca mắc đột biến mới này của biến thể Delta được ghi nhận trên toàn thế giới. Các nhà khoa học cho biết, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận mức độ lây nhiễm của đột biến mới này so với chủng Delta gốc.

Trong khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành, khiến nhiều nước trên thế giới rơi vào cảnh dịch bệnh bùng phát, tại Nam Phi, các nhà khoa học đã xác định được một biến thể mới. Đáng chú ý, biến thể này có nhiều đột biến hơn mọi biến thể đã được phát hiện từ trước đến nay trên toàn thế giới.

Biến thể C.1.2. và phát triển từ C.1

C.1.2 lần đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi hồi tháng 5/2021. Cho đến nay, biến thể này đã được phát hiện tại phần lớn các tỉnh ở Nam Phi và ở 7 quốc gia khác trải dài khắp châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Đại Dương.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, biến thể mới khác xa nhất với chủng virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Vũ Hán, Trung Quốc. Theo nghiên cứu, C.1.2 có khoảng 42 đột biến mỗi năm. Tốc độ lây lan của biến thể này nhanh hơn khoảng 1,7 lần so với tốc độ toàn cầu hiện tại và nhanh hơn 1,8 lần so với ước tính ban đầu về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2.

Tương tự với biến thể Beta và Delta trước đó, ở giai đoạn đầu này, số lượng bộ gene C.1.2 được giải trình tự ở Nam Phi đã tăng liên tục sau mỗi tháng.

Các chuyên gia cảnh báo, đây là một lời nhắc nhở đối với người dân ở Nam Phi và trên toàn cầu rằng, đại dịch này vẫn chưa kết thúc bởi virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi từng ngày, tiếp tục tìm cách chống lại các biện pháp ngăn chặn để lây nhiễm cho con người.

Tin cùng chuyên mục

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe định kỳ

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cần khám sức khỏe...

Trên lý thuyết, mọi người đều dễ mắc bệnh ung thư. Nhưng đây là kết quả điều tra của các nhà khoa học và chuyên gia y tế Mỹ. Do đó, những người này nên sớm có biện pháp phòng ngừa bệnh. Để có thể đảm bảo sức khỏe của mình một cách tốt

[ Xem thêm ]
Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ F0 tốt nhất

Sau Tết Nguyên đán, số ca mắc Covid-19 trên khắp tỉnh, thành liên tục gia tăng. Theo thống kê, gần 20% F0 là trẻ em, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhóm trẻ có bệnh nền, thừa cân, béo phì. Trong bối cảnh trẻ em đi học trở lại, nguy cơ trẻ mắc...

[ Xem thêm ]
Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ ngay

Có những dấu hiệu này sau tết bạn nên đi gặp bác sĩ...

Kỳ nghỉ Tết kéo dài với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại công việc. Sau kì nghỉ cũng là lúc chúng ta có những biểu hiện khác thường trên cơ thể do

[ Xem thêm ]
Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng tránh

Nhận biết các căn bệnh dễ mắc ngày Tết và cách phòng...

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi người lại nô nức chuẩn bị mua sắm cho người thân những bộ trang phục đẹp nhất, những đồ ăn thức uống ngon nhất, thích hợp với ngày Tết cổ truyền. Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người nghỉ ngơi, “xả hơi” sau một năm đi học, đi làm vất...

[ Xem thêm ]
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố bất ngờ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước Tết - Khõi lo sự cố...

Trong dịp tết, chế độ ăn giàu chất đạm, nhiều chất béo là những yếu tố “đe dọa” sức khỏe người có bệnh lý chuyển hóa. Tết luôn mang lại cảm hứng ăn chơi, “thả phanh” ăn uống cùng với đó là chế độ sinh hoạt không hợp lý đe dọa trực tiếp đến sức

[ Xem thêm ]
Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng mạch máu não

Đột nhiên đau đầu dữ đội có thể bạn đã mắc dị dạng...

Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe mà phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Những cơn đau đầu thoáng qua thường không được quan tâm, nhưng...

[ Xem thêm ]
Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Xuất hiện biến thể mới lai giữa chủng Delta và Omicron

Giới chức y tế Cộng hòa Síp vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này. Một biến thể mới của virus gây Covid-19 vừa được các nhà khoa học phát hiện lai giữa 2 chủng virus đang nguy hiểm nhất hiện nay đó là Delta và Omicron được đặt tên là

[ Xem thêm ]
Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Nguyên nhân gây mỡ máu cao? Ảnh hưởng như thế nào đến...

Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid máu bị rối loạn (tăng Cholesterol/ Triglycerid/ LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). Rối loạn lipid máu thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng, phần lớn triệu...

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Những dấu hiệu bất thường sau khi nhiễm COVID-19

Đối với những bệnh nhân đã và đang mắc Covid-19 thì các triệu chứng đặc biệt xuất hiện trong khoản thời gian này là điều không thể tránh khõi. Nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Đa số đều cho nhận định rằng thấy sức khỏe của...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn