Tại sao thanh thiếu niên cần được tiêm chủng?
Nhiều phụ huynh có tâm lý nghĩ rằng vắc xin chỉ cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên tiêm chủng vắc xin là trọn đời và đặc biệt cần thiết ở độ tuổi thanh thiếu niên. Vắc xin giúp cơ thể chống được các bệnh nghiêm trọng, tránh để trẻ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh ra cộng đồng, do miễn dịch có được từ vắc xin được tiêm lúc nhỏ đã giảm dần theo thời gian.
Vị thành niên là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi của trẻ em sang tuổi trưởng thành, đặc trưng bởi sự tăng trưởng, sức khỏe thể chất và tinh thần, một trong những nền tảng để chăm sóc sức khỏe vị thành niên dự phòng được khuyến cáo là tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 39% thanh niên 17 tuổi tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn (Menactra – Mỹ) được khuyến nghị, đây là vắc xin bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi nguy cơ tử vong và di chứng suốt đời bởi các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn mô cầu tuýp A, C, Y, W-135.
Thanh thiếu niên là lứa tuổi hình thành “khoảng trống miễn dịch”, do đó rất cần tiêm vắc xin nhắc lại và bắt đầu tiêm rất nhiều vắc xin quan trọng khác để phòng bệnh theo lứa tuổi. Chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ thanh thiếu niên là biện pháp phòng dịch bệnh hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm nhất. Trẻ chưa tiêm vắc xin Covid-19 cần tiêm ngay vắc xin phòng bệnh quan trọng khác, người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng rất cần tiêm thêm vắc xin khác để tăng cường miễn dịch chéo, bảo vệ sức đề kháng, bảo vệ lá phổi, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và các bệnh truyền nhiễm bắt đầu vào mùa.
Thanh thiếu niên nên tiêm vắc-xin gì?
Chủng ngừa cho trẻ lớn và thanh thiếu niên từ 11-19 tuổi có một số loại vắc-xin sau:
- Vắc-xin phòng thủy đậu: Nếu chưa từng tiêm chủng và chưa từng bị thủy đậu thì cần tiêm 2 liều, nếu đã từng chủng ngừa thì sẽ tiêm 1 liều bổ sung thứ 2.
- Vắc-xin phòng viêm gan A: tiêm 2 liều.
- Vắc-xin viêm gan B: tất cả mọi người từ 0-18 tuổi đều nên tiêm chủng vắc-xin này.
- Vắc-xin viêm màng não mủ do Hib
- Vắc-xin siêu vi papilloma ở người (HPV): trẻ vị thành niên từ 9 tuổi trở lên đều cần tiêm 3 liều vắc-xin ngừa HPV giúp bảo vệ khỏi nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cổ tử cung và các ung thư khác như ung thư tinh hoàn, ung thư vòm họng.
- Vắc-xin phòng cúm: tiêm hàng năm 1 liều.
- Vắc-xin MMR phòng sởi-quai bị-rubella: cần 2 liều chủng ngừa nếu chưa từng tiêm loại vắc-xin này.
- Vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn ACWY: Nếu trước đây trẻ chưa từng tiêm, cần tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt. Đối với những vùng có nguy cơ cao có thể tiêm nhắc mũi thứ 2, cách mũi 1 ít nhất 4 năm.
- Vắc-xin phòng viêm màng não do mô cầu nhóm B,C: chủng 2 liều vắc-xin MenB bắt đầu từ năm 16 tuổi.
Vắc xin có tác dụng phụ từ không?
Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc xin có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như sốt nhẹ, đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm. Các phản ứng nhẹ sẽ tự biến mất trong vài ngày.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài là cực kỳ hiếm. Vắc xin được giám sát liên tục về độ an toàn, để phát hiện các tác dụng phụ hiếm gặp.
Ai có thể tiêm chủng?
Gần như tất cả mọi người đều có thể tiêm phòng. Tuy nhiên, vì một số điều kiện y tế, một số người không nên chủng ngừa một số loại vắc-xin nhất định, hoặc nên đợi trước khi tiêm. Các điều kiện này có thể bao gồm:
- Các bệnh mãn tính hoặc phương pháp điều trị (như hóa trị liệu) ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch;
- Dị ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng với các thành phần vắc xin, rất hiếm;
- Nếu bạn bị bệnh nặng và sốt cao vào ngày tiêm phòng.
Lợi ích của việc tiêm chủng vaccine cho trẻ
- Tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả anh chị em không đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên trong gia đình có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng nếu họ bị lây nhiễm.
- Tiêm chủng cũng có thể giúp trẻ không bị bệnh nặng.Tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên giúp trẻ có thể tiếp tục đến trường và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi và nhiều hoạt động nhóm khác một cách an toàn.