Bệnh viêm da dị ứng thời tiết
Bệnh viêm da dị ứng thời tiết không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hiện tượng này khiến bề mặt da bị viêm nhiễm hoặc mẩn ngứa, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân, gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân chính gây dị ứng, viêm da đó là sự thay đổi thời tiết, khi các yếu tố như nhiệt độ, không khí hoặc độ ẩm đột nhiên tăng cao hoặc thấp, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và chia ra thành 2 loại:
Dị ứng thời tiết nóng
Trong những ngày nắng vào mùa hè, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi khiến làn da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, dễ gây tình trạng viêm nhiễm, cơ thể bị mất nước.
Tình trạng nay cũng khiến cho bệnh dị ứng thời tiết trở nên nặng hơn.
Dị ứng thời tiết lạnh
Khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 20 độ C vào mùa đông, không khí hanh khô khiến làn da trở nên thô ráp hoặc ngày mưa ẩm ướt đều làm cho dị ứng thời tiết xảy ra.
Các bác sĩ cho biết phản ứng của não bộ không xảy ra kịp thời khi thời tiết thay đổi, cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể không thể thích nghi ngay lập tức. Điều này dẫn tới những phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của các yếu tố thời tiết, trong đó hiện tượng thường gặp là viêm da, dị ứng,…
Trên thực tế, mọi người thuộc bất cứ độ tuổi và giới tính nào cũng có thể bị dị ứng do thay đổi thời tiết. Nếu bạn là người nhạy cảm trước những chuyển biến của khí hậu, hãy cẩn trọng vào thời điểm giao mùa hoặc những ngày trời quá nóng hoặc quá lạnh nhé!
Đặc biệt tình trạng viêm da, dị ứng thời tiết xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó tay, chân hoặc mặt là những nơi thường xuyên bị viêm nhiễm, mẩn đỏ. Bên cạnh đó, khu vực tiết ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị dị ứng khi thời tiết bất ngờ thay đổi.
Triệu chứng dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có biểu hiện ngoài da bao gồm:
- Ban đỏ, kèm ngứa nổi trên da khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, nhất là ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ gây khó chịu, bị làm phiền với người bệnh.
- Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
- Khắp cơ thể nổi mề đay cấp tính, rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột được gọi là sốc phản vệ, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn trương.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
Những dạng viêm da dị ứng thời tiết phổ biến
Khá nhiều bạn thắc mắc: chúng ta thường gặp những kiểu viêm da dị ứng thời tiết như thế nào? Tùy vào cơ địa, có người dị ứng vào những ngày trời trở nóng, có người biểu hiện bệnh trong những thời điểm lạnh giá. Thường gặp nhất là bệnh nhân đối mặt với tình trạng viêm da, dị ứng trong thời điểm giao mùa. Nếu không chăm sóc cẩn thận, làn da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị dị ứng, viêm nhiễm trước sự thay đổi nhỏ của thời tiết.
Hiện nay, đa số bệnh nhân phải trải qua tình trạng viêm da dị ứng vào thời điểm thời tiết nắng nóng, oi bức. Những ngày này, làn da của chúng ta có thể bị vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nổi mẩn, ngứa ngáy, da chuyển màu sẫm và gây cảm giác sưng, rát. Nguyên nhân chính gây viêm da dị ứng trong ngày hè là do tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn, các loại bụi bẩn, bụi mịn làm tổn thương làn da, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
Chính vì thế, trong mùa hè, mọi người nên quan tâm tới vấn đề giữ vệ sinh cho làn da. Sau khi tham gia hoạt động thể thao, vận động tiết ra nhiều mồ hôi, chúng ta có thể tắm tráng để tạo cảm giác thoáng mát cho làn da.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân mắc viêm da dị ứng thời tiết lạnh, bởi vì nhiệt độ giảm mạnh cộng thêm độ ẩm không khí thấp khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Chính vì thế, nhiều người sẽ thấy hiện tượng da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng trong những ngày thời tiết lạnh, hanh khô.
Để giải quyết tình trạng này, các bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da trong mùa đông nhé! Vì làn da của chúng ta vốn rất nhạy cảm nên bạn hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm với bảng thành phần lành tính, không gây dị ứng.
Phòng ngừa dị ứng thời tiết
Có thể dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết bằng cách thực hiện theo lối sống sau đây:
- Ăn nhiều rau xanh, rau quả nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm cả nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh dị ứng.
- Tuyệt đối không được hút thuốc, không uống đồ uống có cồn, hạn chế tiếp xúc khói bụi và phấn hóa, động vật nuôi
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, trời lạnh cần giữ ấm, trời nóng cần làm mát, lưu ý khi thời tiết giao mùa
- Không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe
- Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt.
- Dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết để uống ngay khi có biểu hiện nhẹ.
- Người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm.
- Có thể bổ sung các loại vitamin Ba, B6, B12 để dự phòng đau đầu do dị ứng thời tiết.