Dù chỉ là tỉ lệ nhỏ những người đã tiêm vaccine Covid vẫn có thể nhiễm bệnh
Tiêm vaccine là lá chắn vững chắc nhất bảo vệ cho sức khỏe trước sự tấn công của đại dịch COVID-19. Tuy vậy, lá chắn này không phải là tuyệt đối, chúng ta vẫn có thể mắc phải căn bệnh này dù đã được chủng ngừa đầy đủ. Báo cáo cho thấy rằng những trường hợp nhiễm đột phá (nhiễm bệnh dù đã tiêm vaccine) được ghi nhận hầu hết đều do các biến thể mới phát hiện gây ra. Những triệu chứng ở người nhiễm đột phá cũng có nhiều điểm khác biệt so với những dấu hiệu được ghi nhận ở thời gian đầu đại dịch.
Để phân tích sâu hơn sự khác biệt này, một nghiên cứu đã được tiến hành tại Vương quốc Anh với lực lượng tham gia là những người nhiễm bệnh tới từ khắp nơi trên đất nước. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điểm khác biệt đáng kể, dễ nhận thấy giữa nhóm chưa tiêm vaccine và nhóm đã tiếp nhận liệu pháp y tế này. Trong đó, đặc điểm nổi bật nhất phải kể đến là nhóm đã được chủng ngừa xuất hiện ít triệu chứng hơn và ít có nguy cơ trở nặng hơn nhiều lần.
Những dấu hiệu nhiễm virus phổ biến nhất ở nhóm người đã tiêm vaccine
- Đau đầu: đau đầu do COVID-19 gây ra thường dai dẳng hơn, kéo dài hơn so với cơn đau đầu do nhiều nguyên nhân khác mang lại.
- Sổ mũi: sổ mũi là triệu chứng ban đầu điển hình của việc nhiễm phải chủng Delta. Dấu hiệu này xuất hiện ở mọi lứa tuổi
- Hắt hơi: do dễ bị nhầm lẫn với nguyên nhân thời tiết chuyển mùa, nếu có xảy ra tình trạng hắt hơi cùng những triệu chứng đáng ngờ khác, bạn nên đi xét nghiệm sớm nhất có thể.
- Viêm họng: viêm họng do COVID-19 gây ra đặc trưng bởi cảm giác đau, khô rát dẫn đến sự khó khăn nhất định trong việc nói và nuốt thường ngày.
- Mất khứu giác: một khi nhiễm phải, virus có khả năng tấn công các tế bào khứu giác, từ đó dẫn đến trường hợp mất khả năng cảm nhận mùi nhất thời. Đặc biệt, khoảng 10% người bệnh cần tới 6 tháng để có thể hồi phục hoàn toàn khả năng này.
Người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có thể phát tán virus SARS-CoV-2
Nghiên cứu mới cho thấy, người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ phát tán virus ra cộng đồng, trong khi biến thể Lambda đang cho thấy khả năng lây lan và kháng vaccine đáng lo ngại.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế công cộng Madison và Dane của bang Wiscosin, Mỹ đưa ra hôm 1/8 cho biết, họ phát hiện ra rằng, tải lượng virus SARS-CoV-2 biến chủng Delta trong số những người đã được tiêm chủng và người mắc COVID-19 lần đầu là tương đương. Do đó, những người đã tiêm chủng cũng có thể phát tán virus ra cộng đồng. Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo những người đã tiêm chủng tiếp tục phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là một trong những giải pháp cơ bản để nhanh chóng chống đại dịch
Cũng về vấn đề này TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng.
Người đã được tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vaccine vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
Nguyên nhân là do vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp.
Sau tiêm mũi vaccine thứ 2 từ một tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
“Lý do thứ 2 là vaccine không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác”, TS. Phạm Quang Thái cho biết.
Tiêm đủ vaccine vẫn phải phòng bệnh nghiêm ngặt
Khi đã tiêm vaccine Covid-19, người dân cần lưu ý điều gì, thưa bác sĩ?
- Cho đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai mới triển khai tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 cho những đối tượng thuộc diện ưu tiên, chưa có ai được tiêm đủ 2 mũi vaccine do nguồn vaccine còn hạn chế và chưa đủ thời gian để tiêm mũi 2. Những người đã được tiêm vaccine mũi 1 vẫn phải thận trọng thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt, tuân thủ nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế. Đối với những người chưa được tiêm vaccine, cần thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch và chờ đến lượt tiêm vaccine.
Thời gian tiêm mũi 2 cách mũi 1 bao lâu để đạt được hiệu quả tốt nhất?
- Vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Theo thống kê của cơ quan chức năng, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng bệnh của vaccine đạt 50-70% trong vòng 3 tháng sau. Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%. Ở những khoảng cách ngắn hơn dưới 3 tháng, hiệu quả thấp dần. Đây chính là lý do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia khuyến cáo giữ khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine Covid-19 ở mức 3 tháng hoặc hơn để có hiệu quả bảo vệ tối ưu.