Theo nghiên cứu này, đến 15 tuổi, trẻ em không dễ nhiễm bệnh. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là những người trưởng thành truyền SARS-CoV-2 cho trẻ chứ không phải ngược lại!
Theo thống kê thì số trẻ em bị nhiễm COVID-19 trên thế giới rất ít. Tại Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, chỉ có 1-2% người dưới 20 tuổi nhiễm bệnh.
Tại Pháp, theo số liệu từ Cơ quan Y tế công cộng công bố ngày 7-4, trong số 29.721 bệnh nhân nhập viện có 110 ca dưới 15 tuổi, trong đó 32 ca phải hồi sức (trong số 7.059 ca nhiễm ở độ tuổi trẻ em). Rất hiếm gặp ca đặc biệt nặng hoặc tử vong.
Trả lời Hãng tin AFP, chuyên gia dịch tễ học Justin Lessler thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ kết luận rằng ở trẻ em "dường như ít có ca nặng nghiêm trọng dẫn đến tử vong".
Phản ứng miễn dịch bẩm sinh ở trẻ nhỏ khiến trẻ ít mắc COVID-19 hơn người lớn
Dữ liệu do Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) thu thập từ các bệnh viện nhi trên toàn nước Mỹ cho thấy, người dưới 18 tuổi chỉ chiếm chưa tới 2% số ca nhập viện do mắc COVID-19 (tổng số khoảng 3.649 trẻ em từ tháng 3/2020 cho tới cuối tháng 8/2021). Một số trẻ em có chuyển biến nặng và có hơn 420 trẻ em tử vong do COVID-19 ở nước Mỹ. Tuy nhiên, phần đông những người mắc COVID-19 nặng là người lớn. Khuynh hướng này cũng tương tự ở nhiều nơi trên thế giới.
Điều này khiến cho virus SARS-CoV-2 trở nên rất dị thường. Đối với hầu hết các virus khác, từ cúm cho tới virus thể hợp bào gây bệnh lý đường hô hấp, trẻ em và người già thường là đối tượng điển hình bị tổn thương nhất.
Hiện tượng này làm các nhà miễn dịch học ngạc nhiên. Đối với các loại virus khác, người lớn có lợi thế là đã từng làm quen. Thông qua việc từng mắc hay được tiêm phòng trước đó, hệ miễn dịch đã được rèn luyện để giải quyết với các mầm bệnh tương tự. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 lại mang đặc tính mới lạ, và cho thấy hệ miễn dịch trẻ em có thể kiếm soát sự lây nhiễm virus một cách tự nhiên.
Nghiên cứu bắt đầu tiết lộ lý do tại sao trẻ em lại có thể miễn dịch trước COVID-19 tốt hơn. Nó nằm ở phản ứng miễn dịch bẩm sinh: phản ứng nhanh trước mầm bệnh, dù chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh trước đó. Trẻ em dường như có phản ứng bẩm sinh mau lẹ "đến rồi đi" nhanh chóng, chuyên gia Herold cho biết. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để hậu thuẫn cho giả thuyết này.
Sự nổi lên của biến thể Delta đã khiến cho việc tìm ra lời giải ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Báo cáo cho thấy ở Mỹ hay bất kể nơi đâu trên thế giới, tỷ lệ trẻ em nhiễm COVID-19 và nhập viện đã bắt đầu tăng lên. Xu hướng này có thể do tỷ lệ lây truyền cao hơn của biến thể Delta và do hiện nay nhiều người lớn đã bắt đầu được bảo vệ nhờ vaccine.
Tại sao Coronavirus lại ít lây nhiễm ở trẻ em?
Bệnh viêm phổi cấp do coronavirus chủng mới gây ra gần như là một bức tranh hoàn toàn mới cho nền dịch tễ thế giới, vì thế chưa có một nghiên cứu toàn diện về sự tác động của virus Covid-19 đối với trẻ em. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng có 2 giả thuyết giúp trả lời câu hỏi. Thứ nhất, số ca nhiễm bệnh trên trẻ em thấp có thể vì trẻ ít có khả năng bị phơi nhiễm ngay từ đầu. Hoặc nguyên nhân thứ hai có thể vì cơ thể trẻ có một cách phản ứng đặc biệt nào đó với virus. Đó được gọi hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu tiên để chống lại mầm bệnh ngoại lại xâm nhập vào cơ thể. Khi phát hiện ra “kẻ xâm lược” các tế bào trong hệ thống lập tức có phản ứng chống trả. Ở trẻ, hệ thống miễn dịch bẩm sinh diễn ra mạnh mẽ và khi tiếp xúc với Covid-19 có thể phản ứng chống trả lại nhiễm trùng dễ dàng hơn và giúp trẻ chỉ gặp những triệu chứng nhẹ hơn.
Bên cạnh đó, việc chủng ngừa vắc xin đã được thực hành và triển khai tốt trong nhiều năm qua, trẻ được miễn dịch qua quá trình chủng ngừa đầy đủ và phụ huynh có ý thức trong việc chủ động bảo vệ trẻ.
Hơn nữa, ở người lớn việc nhiễm trùng có thể dễ dàng xảy ra hơn, đặc biệt với những người có tiền sử về bệnh nền mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh về tim mạch… làm suy yếu khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể, vốn rất quan trọng để chống lại virus, cũng suy giảm theo tuổi tác và đặc biệt là sau tuổi trung niên. Đặc biệt với những người trên 50 tuổi, đó là lý do tại sao đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus, tỷ lệ biến chứng cao nhất ở người có tuổi.
Bảo vệ trẻ em trước dịch COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh viện và chuyên gia đã khuyến cáo một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ dịch bệnh như:
1. Đeo khẩu trang: Cha mẹ cần tuân thủ và hướng dẫn trẻ tuân thủ việc đeo khẩu trang đúng quy định. Đối với những trường hợp trẻ nhỏ hoặc trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bệnh lý dẫn đến việc không thể đeo khẩu trang, người thân xung quanh cần tuân thủ việc đeo khẩu trang.
2. Chú ý vệ sinh: Các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
3. Hạn chế tiếp xúc đông người: Cha mẹ và gia đình cũng cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp(sốt, ho, khó thở). Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông, cần chú ý các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
4. Cha mẹ và gia đình cần hướng dẫn trẻ cần che miệng và mũi cho trẻ khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
5. Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
6. Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vui chơi, học tập hợp lý, lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.
Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng rõ rệt là trẻ em tổn thương hơn hay bị ảnh hưởng hơn bởi biến thể Delta so với các biến thể trước đó. Nhưng SARS-CoV-2, giống như tất cả các virus khác, liên tục biến đổi và trở nên lợi hại hơn trong việc thâm nhập hàng rào miễn dịch bảo vệ của vật chủ. Đó là lý do tại sao việc hiểu rõ cơ chế phòng vệ ở trẻ em lại trở nên quan trọng hơn.