Nám da mặt vùng má là gì?
Nám da mặt là sự tăng sinh quá mức sắc tố melanin trên da. Biểu hiện là sự xuất hiện các đốm tròn nhỏ, có màu sắc vàng, nâu sáng, nâu nhạt. Nám da mặt vùng má khi phát triển quá mức sẽ gây ra tình trạng màu sẫm và đậm hơn các vị trí khác trên khuôn mặt gây mất thẩm mỹ. Gò má là vùng da hở, tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với môi trường bên ngoài. Do đó, tình trạng nám da thường rất hay xảy ra ở vùng này.
Nám da mặt vùng má có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra nhiều ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi 20-50. Nám da khiến ngoại hình xuống sắc trầm trọng. Do đó, các phương pháp xóa bỏ nám da rất được quan tâm.
Phân loại nám da mặt
Nám da mặt được phân làm 3 loại:
- Nám da mặt từng mảng: Nám da từng mảng là loại dễ điều trị nhất do “chân nám” bám nông ở lớp biểu bì của da. Đặc điểm nhận dạng là nám xuất hiện theo từng mảng với màu sắc khá nhạt. Nguyên nhân gây ra nám từng mảng chủ yếu là do tiếp xúc với ánh nắng, ô nhiễm, dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai, v.v.
- Nám da mặt sâu: Nám da mặt sâu là loại khó điều trị nhất do “chân nám” đã bám sâu vào lớp hạ bì của da. Thông thường, việc điều trị sẽ kéo dài và chỉ chữa dứt điểm được 80% vùng bị nám. Biểu hiện của nám da mặt sâu là vùng da xuất hiện từng đốm nhỏ có màu sẫm. Bệnh xảy ra chủ yếu do di truyền và thay đổi nội tiết tố.
- Nám da mặt hỗn hợp: Hai loại nám trên xuất hiện trên da mặt cùng lúc được gọi là nám da mặt hỗn hợp. Loại nám da này có lộ trình điều trị phức tạp hơn vì cần phải điều trị theo 2 cách ở những vùng khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
Nguyên nhân nám da mặt vùng má do đâu?
Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da là nguyên nhân nội sinh, nguyên nhân nội sinh, yếu tố di truyền. Cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân nội sinh
Nguyên nhân nội sinh gây ra tình trạng nám da là do sự rối loan nối tiết tố. Có thể kể đến như:
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen và progesteron sẽ kích thích sự tăng sinh melanin. Melanin tăng sinh quá mức khiến tình trạng nám da mặt hình thành.
- Phụ nữ đến độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến nám hình thành và phát triển mạnh.
- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh: Nội tiết tố thay đổi dẫn đến nám, tàn nhang phát triển mạnh.
Nguyên nhân chính gây nám da mặt vùng má là nội sinh, ngoại sinh, di truyền.
2. Nguyên nhân ngoại sinh
- Ánh sáng mặt trời: Tia UV làm sạm da, ung thư da, kích thích sự tăng sinh sắc tố melanin. Từ đó gây ra tình trạng nám da cực kỳ nguy hiểm. Sự tác động của tia UV sẽ đi từ lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Tùy thuộc vào độ nông sâu mà tình trạng nám sẽ trở nên đậm hay nhạt.
- Stress, áp lực, mệt mỏi: Làm việc mệt mỏi, quá căng thẳng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra tình trạng nám da cực kỳ nguy hiểm.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc, kem trộn: Việc sử dụng bừa bãi các loại mỹ phẩm sẽ gây nên tình trạng da bị bào mòn, mỏng, yếu. Từ đó, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng nám da, tàn nhang nặng nề.
3. Yếu tố di truyền
Nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bị nám thì con sinh ra 80% sẽ bị. Sở dĩ có điều này bởi tình trạng rối loạn sắc tố có thể di truyền được.
Ngoài ba nguyên nhân chính trên, nám da mặt còn có sự chi phối của các yếu tố khác như thói quen sinh hoạt không đều đặn, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, chế độ ăn uống không lành mạnh…
Ngăn ngừa nám da mặt bằng cách nào hiệu quả?
- Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ da: Sử dụng đồ áo và kem chống nắng trước khi ra đường để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vệ sinh da mặt thường xuyên bằng nước sạch và các loại mỹ phẩm phù hợp. Đắp mặt nạ dưỡng da thường xuyên để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin cần thiết: Cung cấp đầy đủ các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B12 cho cơ thể kết hợp với uống nhiều nước, hạn chế thức ăn cay và rượu bia. Điều này có thể giúp tái tạo da đồng thời ngăn ngừa các rối loạn hormone, từ đó làm giảm nguy cơ bị nám da mặt.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Nhiều người thường sử dụng mỹ phẩm để che vùng da bị nám, tuy nhiên, điều này có thể làm gia tăng tổn thương lên vùng da bị nám. Nếu bạn đang điều trị nám, việc sử dụng mỹ phẩm sẽ làm chậm tiến độ điều trị. Đối với người chưa bị nám thì việc sử dụng các loại mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện nám da. Lý do là trong các loại mỹ phẩm này có chứa nhiều hóa chất độc hại mà khi bôi lên có thể gây chết tế bào da, tạo điều kiện cho nám phát triển.
- Tránh căng thẳng, lo âu: Việc căng thẳng và lo âu có thể dẫn đến thức đêm, sử dụng chất kích thích, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chúng đều không tốt với làn da và có thể thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ bị nám da. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế các yếu tố kích thích nám da.