Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ sâu giúp cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Điều trị mất ngủ kéo dài tương đối khó so với điều trị các rối loạn giấc ngủ khác. Mất ngủ được chẩn đoán khi người bệnh than phiền không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này kéo dài ít là 3 tháng.
Hiện tượng mất ngủ kéo dài là gì?
Mất ngủ kéo dài kinh niên là hiện tượng người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ diễn ra thường xuyên hằng đêm trong thời gian hơn một tháng. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hoặc giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc.
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ người bị bệnh mất ngủ về đêm ngày càng gia tăng. Có tới hơn 30% dân số thế giới mắc chứng mất ngủ.
- Cứ 3 người bị mất ngủ sẽ có 1 người bị mất ngủ kéo dài kinh niên cả đời.
- Khoảng 40-60% người bị mất ngủ thuộc đối tượng trên 60 tuổi.
- Khoảng 35% người mất ngủ do di truyền.
- Số lượng người mất ngủ phải phụ thuộc vào thuốc ngủ ngày càng tăng.
- Các cơ sở khám chữa bệnh có số lượng bệnh nhân đi khám mất ngủ gấp 15 lần so với tỷ lệ 4 năm trước.
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạng mất ngủ kéo dài dẫn tới mãn tính gây thoái hóa các tế bào hoặc ngộ độc tế bào, vô cùng nguy hiểm.
Mất ngủ kéo dài có thể bạn đang mắc những bệnh nguy hiểm sau
Bệnh tiểu đường
Mất ngủ sẽ khiến các bộ phận chức năng tiếp tục hoạt động. Một cảm giác không thể tránh khỏi đó là cảm giác đói. Nhiều người thường tiêu thụ các đồ ăn nhanh, bánh kẹo nhiều chất ngọt vào buổi đêm.
Nếu tình trạng này kéo dài, trở thành một thói quen sẽ rất dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và bệnh tiểu đường.
Rối loạn tâm sinh lý
Người bị thiếu ngủ dài ngày có thể luôn phải đối mặt với tình trạng lo âu, căng thẳng. Ngoài trầm cảm, thiếu ngủ có thể dẫn tới các vấn đề thần kinh cũng như giảm sinh lý.
Bệnh về tiêu hóa
Các bệnh lý như đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, khó tiêu, trào ngược dạ dày là các bệnh lý gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, đau họng chính là nguyên nhân gây mất ngủ.
Bệnh lý liên quan tới mất ngủ
Mất ngủ kéo dài cũng là một dấu hiệu của các bệnh lý như ngưng thở khi ngủ, gặp ác mộng, mộng du, hoảng sợ. Điều này có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến tinh thần trở nên hoang mang, lo âu.
Chứng suy giảm trí nhớ
Não bộ chính là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi cơ thể bị thiếu ngủ. Não dù chiếm một khối lượng nhỏ trong toàn bộ khối lượng cơ thể nhưng tiêu tốn nguồn năng lượng lớn. Một giấc ngủ ngon, khoa học giúp não bội của bạn nghỉ ngơi, thư giãn, lọc sạch chất độc và tái tạo năng lượng.
Cơ thể sau khi mất ngủ sẽ mệt mỏi, chức năng não bộ bị suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tránh khỏi suy giảm trí nhớ, có thể dẫn tới chứng Alzhemer.
Mất ngủ kéo dài dẫn tới trầm cảm
Hormone cortisol là hormone sẽ bị tiết ra khi cơ thể một người rơi vào tình trạng thiếu ngủ trong thời dài. Cortisol dẫn tới hậu quả là làm cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, lo âu. Điều này kéo dài dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Theo thống kê có tới 90% số người bị trầm cảm mắc bệnh mất ngủ.
Trong cuộc sống hiện đại, khi con người có quá nhiều áp lực và suy nghĩ, hiện tượng này càng xảy ra trầm trọng hơn. Thiếu ngủ, trầm ngủ đang dần trở thành vấn nạn đáng báo động.
Những mẹo hay giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu
- Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Ngoài ra, bạn cần hạn chế việc ngủ trưa hoặc chỉ ngủ ngắn khoảng 15 – 20 phút vào buổi trưa.
- Tránh sử dụng điện thoại, iPad trước khi đi ngủ. Các thiết bị này phát ra ánh sáng có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
- Tránh dùng các thức uống có chứa caffeine (trà, cà phê…), hút thuốc vào buổi tối. Caffeine và nicotin có trong thuốc lá là các chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được.
- Duy trì việc tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập sát giờ đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ. Theo các chuyên gia, bạn không nên tập thể dục ít nhất khoảng 1 – 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Không ăn nhiều vào cuối ngày. Bạn có thể ăn một món ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
- Phòng ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá ồn (gần đường giao thông, đường ray xe lửa…), bạn có thể dùng nút tai chống ồn để dễ ngủ hơn.
- Thực hiện các việc bạn thường làm trước khi đi ngủ: vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, đọc sách, nghe nhạc nhẹ du dương, nằm thẳng hít thở sâu, thực hiện phương pháp đếm cừu…
- Nếu bạn không thể ngủ và không cảm thấy buồn ngủ, hãy ngồi dậy và đọc sách hoặc làm việc gì đó không quá kích thích cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Lưu ý, bạn không nên đọc sách có nội dung cuốn hút.
- Không ngủ nướng vào cuối tuần: Việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần có thể khiến bạn khó ngủ vào các ngày khác trong tuần.