Món ăn nhiều đường, cholesterol, muối… là “kẻ thù” của người cao huyết áp
Đặc điểm chung các món ăn ngày Tết là nhiều muối (giò lụa, giò thủ, xúc xích, lạp xưởng, tôm khô, khô bò, khô mực, dưa món, củ kiệu…), nhiều đường (bánh kẹo, mứt, nước ngọt có gas…), nhiều cholesterol (các loại thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…), nhiều năng lượng (bánh tét, bánh chưng, thịt kho tàu), nhiều chất kích thích, rượu bia, ít rau củ quả.
Trong khi đó, yêu cầu dinh dưỡng cho người tăng huyết áp là phải ít muối, ít đường, ít cholesterol, hạn chế năng lượng, nhiều kali, đủ canxi, không rượu bia thuốc, thuốc lá. Vì thế, người cao huyết áp cần phải đặc biệt thận trọng khi lựa chọn thực phẩm.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ là "kẻ thù" của người cao huyết áp. Ảnh minh họaNgười có hiện tượng chóng mặt, choáng là biểu hiện của bệnh huyết áp cao. Cao huyết áp làm cho người bệnh mất thăng bằng, gặp khó khăn trong việc đi bộ, có thể bị ngất hoặc thậm chí là đột quỵ. Một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp mà mọi người cũng thường gặp phải đó là buồn nôn và nôn. Triệu chứng tê hoặc ngứa ran ở các chi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ do các chỉ số huyết áp tăng. Ngoài ra, cao huyết áp còn khiến cơ thể chảy máu cam
Cục Y tế khuyến cáo riêng cho người cao huyết áp
Để người tăng huyết áp có sức khỏe tốt nhất để đón Tết, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, mọi người tuân thủ dùng thuốc; thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Cụ thể, người bị tăng huyết áp nên giảm ăn muối, dưới 5 gram muối mỗi ngày. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, ít nhất 400 gram mỗi ngày. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no (mỡ động vật, phủ tạng động vật…).
Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có gas. Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống rượu bia. Người có tiền sử cao huyết áp cần vận động thường xuyên, trong khoảng 30 - 40 phút/ngày. Tránh lo âu, căng thẳng; cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh bị lạnh đột ngột và thường xuyên đi kiểm tra huyết áp.
Người cao huyết áp nên bổ sung rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh minh họa Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cũng đưa ra những khuyến cáo chung về chế độ dinh dưỡng cho mọi người dịp Tết: Mỗi người cần duy trì số bữa ăn hàng ngày, không bỏ bữa. Bữa ăn phải cân đối, đảm bảo đủ nhu cầu các chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng. Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi như: cá, sữa.. nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ như: đồ chiên rán, thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan…
Giảm ăn muối (gia vị nêm trong bữa ăn, chấm), hạn chế thực ăn chế biến sẵn. Hạn chế ăn đồ ngọt, đường: như bánh, mứt, kẹo… hạn chế uống nước ngọt, nhất là trẻ em. Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên duy trì vận động thể lực ít nhất 30 phút/ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, cao huyết áp là bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp tăng 25% mỗi năm. Cao huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi bệnh nhân đồng thời bị rối loạn mỡ máu mà nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm hoạt động của receptor tế bào.