Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Muối và vai trò với sức khỏe

Muối (NaCl) được cấu thành từ hai nguyên tố hoá học: Natri và chlorua, có vị mặn, là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người dân trên thế giới. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc, từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối và các gia vị mặn khi chế biến thức ăn, khi chấm thức ăn. Trong các thực phẩm tự nhiên, natri có sẵn với một lượng nhất định, thường có nhiều ở thức ăn nguồn gốc động vật như thuỷ, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm của sữa…

Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chưa có con số cụ thể nhưng được ước tính vào khoảng 200 – 500mg/ngày (tương đương 0,5 – 1,25g muối, chưa bằng 1 thìa nhỏ). Thiếu natri rất hiếm gặp ở người khoẻ mạnh. Tình trạng natri trong máu thấp chỉ có thể xảy ra ở những người bị mất quá nhiều natri do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị bệnh thận. Không đảm bảo bổ sung đủ lượng muối cơ thể sẽ ảnh hưởng tới các chức năng chủ yếu hoạt động của hệ thống thần kinh.

Sử dụng nhiều muối trong nấu ăn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Giảm muối để tránh bệnh tật

Tăng tiêu thụ natri có liên quan tới tăng huyết áp (THA), trong khi giảm tiêu thụ natri làm giảm huyết áp ở người trưởng thành. Khẩu phần natri tăng cũng liên quan trực tiếp tới các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim. Giảm khẩu phần natri và do đó giảm huyết áp có lợi cho sức khỏe, làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Về cơ bản chế độ ăn giảm muối phải hiểu là giảm lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Việc thực hiện một chế độ ăn giảm muối bắt đầu từ việc giảm bớt lượng gia vị nêm khi chế biến món ăn cũng như gia vị chấm khi dùng bữa. Tiếp đến là cần lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp.

Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào khẩu vị của từng người mặn hay nhạt. Ở người khỏe mạnh, gần như 100% natri ăn vào được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng natri. Thực phẩm tự nhiên có hàm lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau, và cũng là nguồn cung cấp lượng kali cao. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít rau quả thường có nhiều natri.

Việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người nội trợ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. Khuyến cáo giảm muối cần tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, song song cùng với đó là sự rõ ràng, minh bạch trong việc ghi thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và chính sách về nhãn thực phẩm, chính sách về giảm muối để phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.

Một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn: Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau:

  • Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
  • Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
  • Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.
  • Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
  • Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

Một số loại phụ gia thực phẩm phổ biến như bột ngọt (mì chính), natri bicarbonate (baking soda), natri nitrit và natri benzoat – cũng chứa natri và đóng góp (với số lượng ít hơn) tổng lượng “natri” được liệt kê trên nhãn thông tin dinh dưỡng. Đáng ngạc nhiên, một số loại thực phẩm không mặn có thể vẫn chứa nhiều natri, đó là lý do tại sao việc sử dụng hương vị không phải là cách chính xác để đánh giá hàm lượng natri trong thực phẩm. Ví dụ, trong khi một số thực phẩm có hàm lượng natri cao (như dưa chua và nước tương) có vị mặn nhưng cũng có nhiều thực phẩm (như ngũ cốc và bánh ngọt) có chứa nhiều natri nhưng không có vị mặn. Ngoài ra, một số loại thực phẩm bạn có thể ăn nhiều lần trong ngày (như bánh mì) có thể tăng lên rất nhiều natri trong một ngày, mặc dù một đơn vị ăn có thể không có nhiều natri.

Tin cùng chuyên mục

10 nguyên nhân chính khiến bạn tăng huyết áp

10 nguyên nhân chính khiến bạn tăng huyết áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

[ Xem thêm ]
Cách "sung sướng" đánh bại cao huyết áp trong vòng 1 giờ

Cách "sung sướng" đánh bại cao huyết áp trong vòng 1...

Các nhà khoa học Hy Lạp đã phát hiện một phương pháp đẩy lùi cao huyết áp, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cực kỳ hiệu quả chỉ bằng cách... ngủ.

[ Xem thêm ]
Cao huyết áp - Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận

Cao huyết áp - Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận dẫn đến các hoạt động lọc máu, thải độc của cơ quan này bị trì trệ. Cao huyết áp được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

[ Xem thêm ]
Cao huyết áp có thể dẫn đến mất trí nhớ

Cao huyết áp có thể dẫn đến mất trí nhớ

“Cao huyết áp có thể dẫn đến mất trí”, đó là 1 trong 5 sự thật về cao huyết áp sẽ đưa ra trong bài viết dưới đây. Ngay cả những người mắc bệnh cao huyết áp cũng không thể biết rõ hết về bệnh cao huyết áp. Chúng ta hãy cùng tìm...

[ Xem thêm ]
Cao huyết áp không nên ăn gì

Cao huyết áp không nên ăn gì

Huyết áp cao sẽ rất dễ kiểm soát nếu biết dung hòa giữa ăn uống và lối sống. Do đó, khi bị huyết áp cao hãy tuyệt đối tránh xa những thực phẩm dưới đây.

[ Xem thêm ]
Chuyên gia chỉ mặt

Chuyên gia chỉ mặt 'thủ phạm' từ trong bếp khiến tăng...

Thói quen ăn mặn với các loại gia vị như muối, mắm, mì chính… của người dân Việt chính là thủ phạm khiến bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng.

[ Xem thêm ]
Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ… Vậy làm thế nào để thực hiện chế độ ăn giảm muối để phòng tránh...

[ Xem thêm ]
Huyết áp đã ổn định có cần uống thuốc huyết áp nữa không?

Huyết áp đã ổn định có cần uống thuốc huyết áp nữa...

Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp sau một thời gian điều trị, huyết áp đã ổn định và có ý định bỏ thuốc, không đi thăm khám bác sĩ, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng

[ Xem thêm ]
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người cao huyết áp ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người cao huyết áp ăn gì để...

Người bị cao huyết áp hạn chế ăn các món chứa nhiều đường (bánh kẹo, mứt tết, nước ngọt có gas), cholesterol (thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…), muối… trong dịp Tết để đảm bảo sức khỏe.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn