Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp bao gồm hai chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới), tương ứng với áp suất trong lòng động mạch trong và giữa các lần tim đập. Huyết áp mục tiêu mà bạn cần đạt tới là 120/80 mmHg. Bạn cũng nên đi kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/năm – và đo huyết áp thường xuyên hơn nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cao huyết áp có thể dẫn đến mất trí. Ảnh minh họa: Internet
Cao huyết áp không kiểm soát được sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. May mắn là, cao huyết áp có thể điều trị và phòng tránh được. Để giảm nguy cơ mắc bệnh này, hãy đo huyết áp thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời nếu chỉ số này quá cao.
Cao huyết áp có thể dẫn đến mất trí nhớ
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, cao huyết áp dẫn đến một nguy cơ cao hơn mắc bệnh mất trí nhớ, một dạng mất chức năng nhận thức. Một số bằng chứng cho rằng, chứng cao huyết áp không kiểm soát trong độ tuổi trung niên (45-65) sẽ dẫn đến khả năng cao hơn sẽ mắc bệnh mất trí nhớ khi về già. Cho nên, không khi nào là sớm để nghĩ rằng mình có bị mắc chứng cao huyết áp không và nên làm thế nào để kiểm soát nó.
Người trẻ cũng bị cao huyết áp
Cao huyết áp không chỉ xảy đến với mỗi người lớn tuổi. Khoảng ¼ đàn ông và gần 1/5 phụ nữa từ 35 - 44 tuổi có huyết áp cao. Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, tình trạng ngày càng tăng trong cộng đồng người trẻ tuổi. Các chuyên gia cho rằng, sự gia tăng số người trẻ tuổi bị đột quỵ là kết quả trực tiếp của tỉ lệ ngày một cao của bệnh béo phì, cao huyết áp và tiểu đường, nhưng đây đều là những bệnh có thể phòng tránh và can thiệp y tế có hiệu quả. Vì vậy, những người trẻ tuổi nên đo huyết áp thường xuyên, ít nhất là 1 lần 1 năm. Bạn hoàn toàn có thể đo ở trạm y tế, phòng khám hay ở một hiệu thuốc.
Cao huyết áp thường không có triệu chứng
Cao huyết áp thường được gọi với cái tên “kẻ giết người thầm lặng”. Hầu hết người bệnh có huyết áp cao không có bất kì triệu chứng nào rõ ràng, kẻ cả đau đầu hay đổ mồ hôi. Vì lí do này, nhiều người cảm thấy không cần thiết phải đo huyết áp. Nhưng bạn có biết rằng, kể cả khi bạn cảm thấy ổn thì sức khỏe của bạn vẫn có thể đang có vấn đề. Hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ về khả năng bị cao huyết áp của bạn.
Phụ nữ mang thai và dân tộc thiểu số có nguy cơ riêng mắc cao huyết áp
Phụ nữ bị cao huyết áp khi có thai có nhiều khả năng bị biến chứng trong thai kì hơn so với người bình thường. Huyết áp cao ảnh hưởng xấu đến thận của mẹ và một số cơ quan khác làm cho thai nhi bị nhẹ cân và có thể sinh non. Một số biện pháp tránh thai hiện nay cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ cao huyết áp muốn có thai nên gặp bác sỹ để có biện pháp ổn định hyết áp trước khi mang thai.
Tỉ lệ mắc cao huyết áp cũng khác nhau giữa các nhóm người. Ví dụ, tại Mỹ, người Mỹ gốc Phi có số người mắc cao hơn nhóm người khác, số người nhập viện do nguyên nhân này cũng nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này liên quan đến tỉ lệ bệnh béo phì, tiểu đường và đột quỵ trong cộng đồng này. Để kiểm soát huyết áp của mình, hãy thay đổi lối sống như giảm lượng Na (muối) trong khẩu phần ăn hằng, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng stress trong cuộc sống.
Rất nhiều người bị cao huyết áp nhưng không biết
Ở Hoa Kì, khoảng 11 triệu người bị cao huyết áp nhưng không hề biết mình có bệnh và không nhận được bất cứ biện pháp nào để kiểm soát huyết áp. Vì vậy, hãy hỏi bác sỹ của bạn chỉ số huyết áp là bao nhiêu và nó có cao hay không. Nếu được chẩn đoán cao huyết áp, bạn nên đề nghị một giải pháp điều trị và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sỹ.