Xét nghiệm là cách nhanh nhất và chính xác để biết bạn có bị Covid-19
Để ứng phó với đại dịch COVID-19 đang gia tăng và tình trạng thiếu hụt kit và năng lực xét nghiệm phân tử tại các phòng xét nghiệm, đặc biệt cần chẩn đoán sớm, xét nghiệm nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Hiện nay, nhiều kỹ thuật và các bộ xét nghiệm trực tiếp (phát hiện thành phần cấu trúc của virus) nhằm chẩn đoán xác định chính xác, độ tin cậy cao, và có thể đơn giản để có thể thực hiện rộng rãi, nhằm mục tiêu kiểm soát tốt nhất dịch COVID-19.
Trường hợp nào cần xét nghiệm Covid-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp sau đây cần được xét nghiệm Covid-19, từ đó Nhà nước sẽ cập nhật thông tin và đưa ra những giải pháp kịp thời.
Người có những dấu hiệu sau về đường hô hấp
Khó thở, sốt cao, ho khan.
Mũi đau nhức, nghẹt, nước mũi chảy nhiều.
Đau họng.
Tiêu chảy bất thường.
Những người tiếp xúc gần với với người bệnh nhiễm SARS-CoV-2
Ở gần người bệnh trong phạm vi 2m từ 10 - 15 phút.
Trực tiếp chăm sóc cho người nhà/người thân mắc bệnh Covid-19.
Tiếp xúc cơ thể với người bệnh .
Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, bát, đũa,...) với người mắc bệnh Covid-19.
Người ở trong cộng đồng, khu dân cư bị nghi nhiễm
Khi khoanh vùng dịch một địa điểm, thì không chỉ những người dân sinh sống và làm việc ở đó mới cần đi xét nghiệm, mà cả những người đã từng ở/du lịch/thăm viếng vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi bùng dịch đều cần phải lưu ý kiểm tra và xét nghiệm.
Nếu bạn hoặc người thân ở trong các trường hợp nói trên, bạn nên chủ động cách ly tạm thời tại nhà và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được người phụ trách đến kiểm tra, chứ không nên tự ý đi đến bệnh viện. Dựa vào tính chất của từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với bạn.
Có mấy loại xét nghiệm Covid-19
Xét nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR là viết tắt của Polymerase chain reaction, có thể hiểu là phản ứng chuỗi Polymerase. Mỗi loại virus đều có một mã gen đặc trưng, bác sĩ sẽ sử dụng máy PCR để tìm kiếm sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch.
Máy PCR được sử dụng trong công tác xét nghiệm Covid-19.
Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm.
Xử lý mẫu dịch.
Đưa mẫu dịch vào máy PCR. Máy sẽ cung cấp các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có). Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.
Ưu điểm:
Nhược điểm
Xét nghiệm kháng thể
Khi cơ thể bị một loại virus lạ tấn công, cơ chế của hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Phương pháp xét nghiệm kháng thể sử dụng cơ chế trên để gián tiếp phát hiện SARS-CoV-2. Kháng thể này có tên là glycoprotein.
Nhân viên y tế tiếp xúc với mẫu xét nghiệm đều được bảo hộ kỹ càng
Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm bằng dụng cụ y tế sử dụng 1 lần.
Xét nghiệm mẫu để tìm kiếm kháng nguyên glycoprotein, từ đó đưa ra kết luận về sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.
Ưu điểm
Nhược điểm
Xét nghiệm kháng nguyên
Virus SARS-CoV-2 có 4 phần chính: Vỏ bọc nhân, vỏ bọc, mang, gai. Xét nghiệm kháng nguyên là việc tìm kiếm sự hiện diện đặc trưng của một trong những phần chính của virus, ví dụ như protein trên gai của của SARS-CoV-2.
Việc xem xét mật độ xuất hiện của loại protein đó có thể giúp đưa ra kết luận về mẫu dịch có nhiễm virus hay không. Nếu số lượng của chúng chạm ngưỡng phát hiện thì kết quả sẽ cho ra dương tính trên bộ xét nghiệm.
Ưu điểm
Có thể tiến hành trong thời gian ngắn .
Chi phí rẻ.
Có thể sản xuất hàng loạt đảm bảo đáp ứng nhu cầu.
Phù hợp sử dụng đầu tiên để khoanh vùng dịch trên diện rộng.
Nhược điểm
SARS-CoV-2 có thể được phát hiện nhờ vào việc tìm kiếm protein trên gai của chúng
Phương pháp Genexpert
Gene xpert và xét nghiệm PCR giống nhau về bản chất, nhưng phương pháp này tối ưu hơn nhờ tự động hóa hầu hết các khâu từ tách chiết đến phân tích mẫu dịch.
Quy trình xét nghiệm
Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm.
Xử lý mẫu dịch.
Đưa mẫu dịch vào máy PCR. Máy sẽ cung cấp các chu trình nhiệt liên tục vào mẫu dịch giúp khuếch đại đoạn gen đặc trưng của virus SARS-CoV-2 (nếu có). Bằng cách đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không dựa vào kết quả của máy.
Ưu điểm
Rút ngắn thời gian đến tối đa (45 phút).
Hạn chế sự can thiệp của con người, nhờ đó tránh việc các nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 và sai sót trong khi thao tác.
Nhược điểm
Tại sao có sự sai lệch kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19?
Sở dĩ kết quả xét nghiệm kháng thể COVID-19 có sự sai lệch là do các nguyên nhân sau:
Với người mới mắc bệnh bệnh, nồng độ virus SARS-CoV-2 thấp. Ngoài ra, không phải người nào mắc bệnh cơ thể cũng sản sinh ra kháng thể. Như đã nói ở trên, có một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh và hồi phục không tìm thấy kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cơ thể.
Với người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, có thể cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể, dưới ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nên khả năng âm tính giả sẽ xảy ra.
Phương pháp xét nghiệm covid được đánh giá cao nhanh chính xác
Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).
Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.
Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm kháng thể. Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (chẩn đoán nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.