Các triệu chứng Covid chủng mới tiêu biểu?
Cũng như tình trạng bệnh do các Covid-19 chủng cũ gây ra thì người bệnh hầu hết đều xuất hiện các triệu chứng bệnh như: Ho khan, sốt cao và khó thở. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất về chủng Covid mới cho thấy rằng những triệu chứng bệnh đã xuất hiện đa dạng hơn, bất thường hơn vì vậy khả năng phát hiện ra bệnh sớm là rất khó.
Tình trạng khó thở có thể xuất hiện kèm các cơn đau tức vùng ngực và xương ngực. Da dẻ cũng sẽ bị tái nhợt thiếu sức sống, tâm trí không tỉnh táo, đôi lúc có hiện tượng ảo giác về đêm, rối loạn tâm thần,…
Hiện tượng ho và sốt vẫn xảy ra liên tục nhưng lại có nhiều bất thường so với chủng Covid cũ như: Ho có kèm đờm hoặc sổ mũi giống như bệnh cảm cúm thông thường, một số trường hợp người bệnh không bị sốt cao liên tục.
Ngoài ra, một số hiện tượng sau đây cũng đã được phát hiện ở các chủng Covid mới nhất như:
Người bệnh bị đau mắt đỏ: Đã có rất nhiều quốc gia điều trị Covid-19 đã chỉ ra rằng có khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là triệu chứng SARS-CoV-2 chủng mới cần được lưu ý. Bệnh viêm kết mạc do các loại virus gây ra cho nên khả năng Covid chủng mới khiến người bệnh bị đau mắt đỏ là điều không phải quá bất thường.
Triệu chứng SARS-CoV-2 chủng mới có thể là hiện tượng mất vị giác và khứu giác: Mặc dù đây không phải là triệu chứng điển hình của bệnh Covid-19, thế nhưng các khảo sát gần nhất cho thấy rằng những bệnh nhân bị mắc Covid chủng mới thường gặp tình trạng mất khứu giác hay vị giác vào những giai đoạn đầu của bệnh tình.
COVID- 19 và mắt
Chủng mới của coronavirus này có thể tới mắt qua con đường ngoại sinh và nội sinh. Đường ngoại sinh đến mắt liên quan đến bề mặt nhãn cầu, đặc biệt là kết mạc, nơi trình diện thụ thể enzyme chuyển đổi angiotensin 2, một trong những đích mà virus nhắm vào để xâm nhập vào tế bào người. Từ đây, SARS Cov 2 có thể đến niêm mạc mũi, qua biểu mô niêm mạc mũi, tới ống dạ dày ruột và hệ tuần hoàn. Khi cư trú ở kết mạc tại đây sẽ có biểu hiện nhiễm virus.
Thực tế là khi tìm kiếm virus có thể thấy 0.3 đến 30% dương tính trên bệnh nhân nhiễm SARS Cov 2. Điều thú vị là SARS CoV2 có thể tìm thấy cả ở nước mắt và kết mạc bề mặt, thậm chí không có biểu hiện triệu chứng. Con đường nội sinh phân tán virus liên quan đến sự lan rộng viêm nhiễm từ đường hô hấp trên thông qua biểu mô niêm mạc mũi hoặc virus phân tán qua chế tiêt nước mắt do tuyến lệ cũng bị viêm nhiễm. Các mảnh virus trên thực tế có thể bám vào kết mạc, đôi khi biểu hiện bằng bệnh cảnh viêm kết mạc do virus.
Người bệnh Covid chủng mới có thể bị mất vị giác
Theo một số ca dương tính với Covid chủng mới gần đây thì tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng được xem là dấu hiệu sớm của căn bệnh nguy hiểm này. Cụ thể thì những bệnh nhân bị Covid chủng mới có nguy cơ bị tiêu chảy thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng cơ thể bị ớn lạnh và đau nhức vào ban đêm cũng được liệt vào danh sách những triệu chứng Covid chủng mới cần lưu ý. Mặc dù trường hợp gặp phải loại triệu chứng bệnh này không nhiều thế nhưng mỗi cá nhân cũng cần chú ý hơn về những bất thường về sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh.
Làm gì khi phát hiện cơ thể gặp những triệu chứng SARS-CoV-2 chủng mới?
Việc phát hiện bệnh tình sớm sẽ là cơ hội đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh cũng như giảm thiểu việc lây lan bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể gặp phải những dấu hiệu bất thường cũng được cho là triệu chứng SARS-CoV-2 chủng mới. Mỗi người cần phải bình tĩnh tìm hiểu xem có nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng đó hay không trước khi hoảng loạn mà chạy đến các cơ sở y tế báo bị Covid.
Một điểm lưu ý nữa là bệnh Covid-19 không thể do bản thân tự phát bệnh mà không có sự tiếp xúc và lây nhiễm từ những đối tượng bị bệnh khác.
Chính vì vậy, nếu bạn đột nhiên phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng bệnh nghi ngờ là do Covid thì việc đầu tiên cần làm là xác định những đối tượng đã tiếp xúc có ai bị dương tính hay không. Đồng thời, bạn cũng nên phòng ngừa việc có thể lây lan bệnh tới những người xung quanh bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế tối đa việc tụ tập đông người và tuyệt đối không được mất bình tĩnh. Sau một khoảng thời gian theo dõi bệnh tình và nhờ đến sự trợ giúp từ các y bác sĩ nếu tình trạng bệnh thực sự không thuyên giảm thì hãy liên hệ tới các đường dây nóng chuyên hỗ trợ người dân trong đại dịch Covid-19