Tăng huyết áp là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng lại thường ít triệu chứng thể hiện, khiến cho nhiều người không phát hiện ra bệnh kịp thời mà chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám một bệnh lý khác. Nhưng những biến chứng của tăng huyết áp lại rất nguy hiểm, khó lường, thậm chí gây tử vong.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Biến chứng tim mạch là một trong số biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp thường gặp.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol trọng lượng phân tử thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành.
Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh sẽ thấy đau ngực, tức ngực khi gắng sức, vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức.
Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, đổ mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, tay trái và sau lưng.
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Tăng huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim.
Tăng huyết áp còn gây ra các biến chứng về não như tai biến mạch máu não, nhũn não, thiếu mãu não.
Khi cao huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não thì các mạch máu não sẽ không chịu nổi áp lực dẫn đến bị vỡ, lúc đó người bệnh bị xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết.
Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não hay còn gọi là nhũn não.
Cao huyết áp còn dẫn đến các biến chứng về thận như làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận. Đồng thời còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin gây huyết áp cao hơn, nếu bị hẹp động mạch thận lâu ngày sẽ gây nên suy thận.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp sẽ làm hỏng mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Nếu có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh có thể hỏng mắt và tiến triển theo các giai đoạn.
Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp còn dẫn đến biến chứng về mạch ngoại vi, sẽ làm động mạch chủ phình to và có thể bóc tách, vỡ thành động mạch chủ dẫn đến tử vong. Đông thời còn làm hẹp động mạch chậu, động mạch chân, động mạch đùi. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, người bệnh sẽ có triệu chứng đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ.
Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.
Người bị cao huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn....
Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não
Tăng huyết áp và tiểu đường là hai bệnh riêng biệt nhưng chúng có mối liên quan khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau. Đã mắc bệnh tăng huyết áp thì rất dễ bị tiểu đường và ngược lại. Còn khi đã mắc cả hai thì nguy cơ biến chứng rất cao và gây khó khăn trong việc chữa trị bệnh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân huyết áp cao, tùy từng lứa tuổi, đối tượng bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số huyết áp của họ có cao hay không?
Đối với người lớn, bệnh cao huyết áp được chia thành ba mức độ chính: tăng huyết áp độ I, độ II, độ III. Tùy vào chỉ số huyết áp và bệnh lý kèm theo mà người ta sẽ phân độ bệnh lý cao huyết áp cho phù hợp.
Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, khi đó huyết áp của họ thường tăng cao hơn 140/90 mmHg. Đặc biệt, khá nhiều trẻ nhỏ đang đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, nếu các em bé từ 7 tuổi trở lên có chỉ số huyết áp lớn hơn 97/57, cha mẹ nên cho con đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bệnh cao huyết áp để lại những biến chứng như thế nào?
Thực sự, căn bệnh này nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt, chúng có thể chuyển biến phức tạp, âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn. Bệnh tăng huyết áp ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan, ví dụ như: tim mạch, thận hoặc mắt.
Suy tim
Một trong những biến chứng nghiêm trọng mà bệnh nhân có nguy cơ gặp phải đó là suy tim. Khi thành động mạch chịu nhiều áp lực, tim phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Điều này khiến chức năng của chúng dần suy giảm, hoạt động bơm máu diễn ra yếu hơn. Sau một thời gian, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy tim, họ luôn có cảm giác khó thở, chân tay bị sưng phù.
Động mạch vành bị tổn thương
Như đã phân tích ở trên, khi mắc bệnh cao huyết áp động mạch vành rất dễ bị tổn thương dưới những áp lực lớn. Trong đó, hai căn bệnh thường đe dọa sức khỏe của bạn đó là bệnh mạch vành hoặc động mạch ngoại biên. Chúng là tác nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu.
Đột quỵ
Đột quỵ là biến chứng cực kỳ nghiêm trọng rất nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt. Nguyên nhân chính gây hiện tượng này đó là do bệnh nhân bị xuất huyết hoặc nhồi máu não.
Dù xuất phát từ lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần được điều trị đúng cách. Bởi vì đột quỵ là tác nhân hàng đầu khiến người mắc bệnh cao huyết áp tử vong. Khi cơn đột quỵ xảy ra, não bộ của người bệnh không được cung cấp oxy, máu để duy trì hoạt động bình thường. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng bạn cần lưu tâm.
Ngoài ra, căn bệnh này cũng để lại những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng thận, thị lực và trí nhớ của người bệnh.