TÌnh trạng viên gan la gì?
Viêm gan (Hepatitis) là tình trạng tổn thương tại gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào bị viêm trong mô gan. Viêm gan cấp tính là khi bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng, còn khi bệnh kéo dài trên 6 tháng, được xếp vào viêm gan mạn tính.
- Nhiễm trùng viêm gan B là một căn bệnh về gan rất dễ lây nhiễm. Chỉ cần qua kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy bạn có bị nhiễm viêm gan B hay không. Việc chuẩn đoán sớm viêm gan B sẽ giúp bạn bảo vệ gan khỏi những tổn thương không đáng có.
- Dưới đây, chúng tôi xin chỉ ra danh sách những triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng viêm gan B phổ biến nhất:
1. Nếu bạn sống chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người nhiễm viêm gan B, hãy cẩn thận vì việc tiếp xúc bằng miệng có thể là con đường truyền siêu vi viêm gan B.
2. Cơ thể cảm thấy khó chịu ở vùng dạ dày hoặc triệu chứng nôn mửa. Ngoài ra, nếu bị đau bụng hoặc kết quả xét nghiệm men gan có dấu hiệu bất thường không thể giải thích được, có thể bạn đã bị nhiễm viêm gan B.
3. Nếu bạn bị nhiễm HIV: 10% số người được chẩn đoán nhiễm HIV cũng đồng thời bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C.
4. Sử dụng kim tiêm không khử trùng
Việc sử dụng kim tiêm không khử trùng xuất phát từ các hoạt động như khám nha khoa, làm các thủ thuật y tế, xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, cũng như tiêm chích ma tuý... dẫn đến việc lây truyền virus viêm gan B một cách dễ dàng.
5. Các tù nhân
Ở Hoa Kỳ, vào 13 năm trước, đã có gần 22.000 người bị viêm gan B cấp tính và khoảng 78.000 trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B mới. Trong các trường hợp này, ước tính khoảng 29% là các cựu tù nhân.
6. Nam giới, những người tiếp xúc với những nam giới khác: Viêm gan B thường phổ biến ở những người đàn ông gần gũi với những người cùng giới. Điều này có thể đưa đến những ảnh hưởng lâu dài vô cùng nghiêm trọng.
7. Những người đã từng lọc thận cũng có khả năng cao bị nhiễm viêm gan B.
8. Nếu bạn đã từng cấy ghép nội tạng hoặc dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như những loại thuốc ngăn cản cơ thể không loại thải các cơ quan được cấy ghép thì bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B.
9. Phụ nữ mang thai
Đây là con đường phổ biến nhất lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con. Có 9 trong số 10 trẻ sơ sinh, 30 trong số 100 trẻ em dưới 5 tuổi không thể giải phóng virus HBV khỏi cơ thể và dẫn đến bị nhiễm mãn tính.
10. Các triệu chứng trên cơ thể khác cũng báo hiệu việc bạn bị nhiễm viêm gan B như: bệnh vàng da (mắt và da có màu vàng xuất hiện sau khi các triệu chứng ban đầu biến mất), phát ban da, đau cơ, đau khớp...
Điều trị bệnh viêm gan như thế nào?
Tùy từng loại viêm gan mà có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần kết hợp việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp và dùng thuốc điều trị:
- Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin; giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán. Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.
- Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.
- Sử dụng các thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như thuốc có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận mật (sử dụng khi có vàng da), thuốc làm tăng sức đề kháng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể, thuốc ức chế virus…
Bệnh nhân nên đến khám để được các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, Gan-Mật-Tụy của Bệnh viện Gia An 115 khám và tư vấn hướng điều trị hiệu quả phù hợp.