BỆNH U MỠ

BỆNH U MỠ

  1. Bệnh u mỡ là gì?

Đó là một khối u lành tính, được tạo nên bởi một lớp chất béo dày tích tụ bên dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Khối u thường xuất hiện nhất ở vùng gáy, cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở bên trong nội tạng cơ thể như ruột, phổi. Bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40-60.

Có 2 tính chất để nhận biết:

+ Có nhiều thùy.

+ Có mật độ mềm, đôi khi như có chất lỏng bên trong.

U mỡ lớn rất chậm và có tính chất cố định, nó không bị thoái hóa, những u mỡ ác tính (liposarcome) thực chất là sarcome (u ác tính) chứ không phải là từ u mỡ trước đây.

  1. Phân loại bệnh u mỡ

U mỡ được phân loại như sau:

  • U mỡ đơn độc: Phổ biến nhất. Hầu hết u mỡ đơn độc nông và nhỏ, có thể tăng trọng lượng nhưng thường không co lại sau giảm trọng lượng.
  • U mỡ lan tỏa lành tính: u mỡ giới hạn không rõ và lan tỏa ở lung, thường xâm nhập xuyên qua các sợi cơ, đo đó hay tái phát sau phẫu thuật.
  • U mỡ đối xứng lành tính: còn gọi là bệnh Madelung. U mỡ ở đầu, cổ, vai, cánh tay. Đàn ông gấp 4 lần phụ nữ. Thường mắc ở những người nghiện rượu hoặc đái đường. các bệnh khác thường kết hợp gồm: u ác tính đường hô hấp trên; bệnh gan; béo phì; bệnh thần kinh ngoại biên;
  • Đa u mỡ gia đình: u mỡ nhỏ, giới hạn rõ, số lượng vài thương tổn đến nhiều thương tổn; tổn thương phổ biến ở chi, xuất hiện sớm ở sau tuổi trưởng thành. Có tiền sử gia đình, di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường.
  • U mỡ đau: còn gọi là bệnh Dercum. U mỡ điển hình ở chi trên của người phụ nữ mãn kinh, béo phì. Những người nghiện rượu, bất ổn tinh thần và trầm cảm thường mắc bệnh này.
  • U mạch mỡ: u dưới da mềm hiện diện ở tuổi trưởng thành. U thường nhiều thùy. U thường kết hợp đau mơ hồ, có thể tự phát hoặc áp lưc.
  • U Hiberm: U đơn độc, giới hạn rõ, thường không có triệu chứng. Vị trí thường gặp ở giữa vai, nách, gáy. Để chẩn đoán chính xác u lành tính hay ác tính ta thường dựa vào kết quả CT Scaner.

U mỡ có nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi u mỡ có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, hầu hết u mỡ lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. U mỡ hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn chủ quan. Chỉ cần thấy bất cứ một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể thì cũng cần được đến gặp bác sĩ.

  • Kích thước của u mỡ tăng đáng kể (ví dụ như gấp đôi) trong vòng 12 tháng. Dấu hiệu nhận biết u mỡ nguy hiểm như phát triển chậm, tăng kích thước.
  • Với các khối u xuất hiện trong ổ bụng, nó làm trướng bụng, gây chèn ép một số cơ quan nội tạng dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể, nguyên nhân là chúng phát triển to lên.
  • Các khối u to ở đầu cổ, vai gáy sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh gây hậu quả liệt gây liệt hoặc ảnh hưởng mạch máu lớn khi chúng phát triển to lên.
  • Bệnh nhân có thể bị khó thở, khó nuốt, thậm chí suy hô hấp, nếu khối u mỡ phát triển vào sâu trong thành hầu, họng, ngực, gan, trung thất.
  1. Nguyên nhân

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây u mỡ. Tuy nhiên các nhà khoa học bước đầu nhận định rằng rối loạn chuyển hóa mỡ và yếu tố di truyền có thể là hai nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này vì u mỡ thường xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình.

  1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán u mỡ bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhân gặp phải mà bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện khám lâm sàng để đưa ra kết quả. Tuy nhiên phương pháp này không cho kết quả chính xác tuyệt đối.
  • Sinh thiết mẫu làm giải phẫu bệnh: Nếu thấy khối u to, có tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm sinh thiết mẫu, siêu âm hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT scan. Qua đó giúp bạn tránh nhầm lẫn với ung thư tế bào mỡ (Ung thư tế bào mỡ thường phát triển nhanh, không di động và thường gây đau). Phương pháp này cho kết quả gần như chính xác tuyệt đối.

U mỡ thường có dạng một cục bướu mềm, tròn nằm dưới da và không gây đau đớn cho người bệnh. Các khối u hơi nhão hoặc đàn hồi như cao su có thể mềm hoặc cứng. Khi ấn nhẹ, có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng. Nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi u đè lên dây thần kinh hoặc nếu có nhiều mạch máu bên trong u. Khối u đa dạng về kích cỡ nhưng chủ yếu là các khối u nhỏ, hiếm khi lớn hơn 8 cm. Các khối u mỡ có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể nhưng phổ biến nhất ở tay, chân, lưng, bụng và vùng cổ. Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện trong nội tạng như phổi, ruột,... Thông thường các khối u không to lên hoặc phát triển rất chậm.

  1. Điều trị bệnh u mỡ

Tuỳ thuộc vào các vùng u mỡ xuất hiện, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp nhất.

  • Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ chỉ cần gây tê tại chỗ và tiến hành phẫu thuật, rất nhanh chóng. Phương pháp này được chỉ định đối với những u mỡ có đường kính dưới 3cm, những khối u ở sâu hoặc có lẫn nhiều thành phần xơ. Phẫu thuật giúp u ít tái phát lại, nhưng để lại sẹo trên cơ thể.
  • Chích Steroid: Phương pháp này làm nhỏ u chứ không làm u mỡ biến mất hoàn toàn.
  • Hút mỡ: Phương pháp này được chỉ định với những u mỡ to ở những vùng dễ tiếp cận. Phương pháp này sử dụng 1 kim tiêm và một xi lanh để hút bỏ khối u.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị: Do u mỡ thường mọc nhiều và phân bố tại nhiều vị trí trên cơ thể, do đó, nhiều bệnh nhân còn e ngại với các phương pháp sử dụng đến dao kéo vì dễ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Hiện nay, để điều trị u mỡ hiệu quả, ngoài các phương pháp điều trị tây y, bệnh nhân có thể điều trị theo Đông y bằng cách sử dụng các sản phẩm được bào chế từ thảo dược. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan được bào chế từ các thảo dược có tính chống oxy hóa cao như curcumin, xạ đen, linh chi, thông đỏ, trà xanh,... giúp hỗ trợ tiêu dần khối u đồng thời tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Hầu hết u mỡ vô hại nhưng người bệnh không nên chủ quan. Nếu thấy khối u phát triển to một cách bất thường thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời nhất.

Những thói quen giúp hạn chế sự phát triển của u mỡ

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế sự phát triển của khôi u mỡ:

  • Thường xuyên kiểm tra vị trí các khối u mỡ xuất hiện để phát hiện và điều trị những khối u mỡ có thể ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh.
  • Hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gận nhất khi thấy đổ hoặc sưng ở những vùng phẫu thuật u mỡ.
  • Thường xuyên kiểm trả sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu sự phát triển của các khối u mỡ đồng thời giúp kết quả điêu trị đạt hiệu quả.

Xem thêm các gói khám Covid-19:

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn