Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, thường tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh là vùng cổ của bệnh nhân lồi lên do ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Vậy bệnh bướu cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Bệnh bướu cổ là gì? Có mấy loại bướu cổ?
Bệnh bướu cổ còn gọi là bướu giáp hay bướu tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp tăng kích thước và hình thành một khối u hoặc bướu trên phần trước của cổ. Bướu cổ thường là kết quả của sự tăng sản hormone tuyến giáp (thyroid hormone) trong tuyến giáp, gây ra tăng kích thước và phình lên của nó.
Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ được chia làm 5 loại:
Theo hình thái phát triển
- Bướu cổ đơn thuần: Toàn bộ tuyến giáp sưng to, khi sờ vào cảm giác mịn, nghẹn ở cổ,..
- Bướu giáp đơn nhân: Nhân đặc hoặc chứa dịch, nếu nhân to có thể sờ hoặc nhìn thấy, khi nhân nhỏ sẽ phát hiện qua siêu âm tuyến giáp.
- Bướu giáp đa nhân: Xuất hiện nhiều nhân cùng phát triển trong tuyến giáp.
Theo chức năng của tuyến giáp
- Bướu giáp không độc: Tuyến giáp to nhưng hormon giáp bình thường.
- Bướu giáp độc: Tuyến giáp to và tăng sản xuất hormon giáp, gây ra triệu chứng cường giáp.
Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ
Nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ thường liên quan đến sự mất cân bằng trong chức năng của tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra do:
- Thiếu i-ốt: I-ốt là một yếu tố quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống có thể khiến tuyến giáp bị phồng to và hình thành bướu.
- Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến tăng kích thước của tuyến giáp và hình thành bướu.
- Chức năng tuyến giáp bị bất thường: Sự mất cân bằng trong việc sản xuất và điều chỉnh hormone tuyến giáp có thể góp phần vào bướu cổ.
- Di truyền: Rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh chủ yếu chịu ảnh hưởng từ di truyền.
- Ngoài ra, hút thuốc, viêm giáp, rối loạn nội tiết tố nữ cũng là nguyên nhân gây bị bướu cổ.
Cách chẩn đoán bệnh bướu cổ
Triệu chứng bướu cổ lâm sàng
Thông thường, bệnh bướu cổ thường không gây đau nên ở kích thước nhỏ khó phát hiện. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu bướu cổ qua:
- Sự phình to và tăng kích thước của cổ
- Cảm giác áp lực hoặc khó chịu ở vùng cổ
- Khó nuốt và khó thở
- Ho, khàn tiếng
- Cảm giác nghẹt thở
Cách chẩn đoán lâm sàng bệnh bướu cổ
Chẩn đoán bằng siêu âm, xét nghiệm
Các bất thường của bệnh bướu cổ có thể được bác sĩ phát hiện qua khám lâm sàng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Siêu âm tuyến giáp: Giúp bác sĩ xác định kích thước, hình dạng và tính chất của bướu, cũng như phân biệt giữa bướu đơn và bướu đa.
- Xét nghiệm máu: Giúp đo nồng độ hormone tuyến giáp, xác định chức năng tuyến giáp và loại trừ các vấn đề khác.
- Xét nghiệm tế bào hoá học: Trường hợp bướu cổ đơn, bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm tế bào hoá học, điều này giúp kiểm tra xem chúng có tính khối u hay không ác tính.
Chẩn đoán hình ảnh
Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, cắt lớp máy tính (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá kích thước và vị trí chính xác của bệnh bướu cổ.
Bướu cổ có nguy hiểm không?
Bướu cổ có nguy hiểm không là vân đề được rất nhiều người quan tâm. Bệnh bướu cổ thường không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng tùy thuộc vào kích thước và vị trí của bướu mà nó có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Bướu cổ ác tính (ung thư): Trường hợp bướu cổ ác tính có thể lan rộng và gây hại đến các cơ quan và mô xung quanh. Do đó, cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn sự lan rộng và tăng cơ hội chữa khỏi.
- Gây áp lực, khó chịu: Khi bướu cổ tăng kích thước có thể gây áp lực lên các cơ quan xung quanh như hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Người bệnh khó thở, khó nuốt, ho, khàn tiếng và cảm giác nghẹt thở.
- Chức năng tuyến giáp bất thường: Gây ra sự mất cân bằng hormone tuyến giáp, gây rối loạn chuyển hóa, mệt mỏi, lo lắng, tăng cân hoặc giảm cân, giảm năng lượng, và thay đổi tâm trạng.
- Nguy cơ biến chứng: Trong một số trường hợp hiếm, bướu cổ lớn có thể gây ra các vấn đề biến chứng như nghẹt đường hô hấp, hoặc gây áp lực lên cổ, nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chữa bướu cổ hiệu quả
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của bướu cổ mà bệnh bướu cổ sẽ có các phương pháp chữa trị khác nhau. Một số cách chữa bướu cổ phải kể đến như:
Theo dõi, không điều trị
Trường hợp bướu cổ nhỏ, không gây ảnh hưởng, bác sĩ sẽ hướng người bệnh đến theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng mà không cần điều trị. Trong quá trình khám bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm và siêu âm để đánh giá độ lớn.
Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ
Điều trị bằng thuốc
Đây là cách làm nhỏ bướu cổ được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Sử dụng thuốc sẽ giúp đưa hormon tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Levothyroxine (Levothyrox, Berlthyrox): Đối với bệnh bướu cổ do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).
- Methimazole (Thyrozol), propylthiouracil đối với tuyến giáp hoạt động cường giáp.
- Aspirin hoặc thuốc corticosteroid trong một số trường hợp viêm tuyến giáp.
Xạ trị tuyến giáp
Sử dụng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm kích thước của tuyến giáp. I-ốt phóng xạ sẽ đi đến tuyến giáp, giết chết các tế bào và gây co hẹp tuyến giáp.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp đối với trường hợp bướu cổ lớn gây khó thở hoặc khó nuốt. Hoặc các bỏ toàn bộ tuyến giáp với trường hợp nhân giáp được xác định là ung thử. Tùy từng trường hợp mà sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ xem xét việc người bệnh có dùng liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp hay không.
Phòng ngừa bướu cổ bằng cách nào?
- Bổ sung i-ốt đầy đủ: I-ốt là thành phần cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone. Do đó, bổ sung đầy đủ i-ốt là cách phòng bệnh bướu cổ đơn thuần hiệu quả.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời bệnh.
- Tránh tiếp xúc với chất gây hại: Tránh tiếp xúc với các chất như: Thiocyanate, perchlorate và lithiate. Đây là những chất có thể tăng nguy cơ mắc bướu cổ hoặc làm tăng kích thước của bướu cổ hiện có.
- Chăm sóc sức khỏe tuyến giáp: Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định để giúp tuyến giáp khỏe mạnh.
Khi phát hiện các bất thường ở cổ, bạn nên tiến hành thăm khám sớm để được chẩn đoán kịp thời, giảm bớt khả năng điều trị chuyên sâu về sau. Nếu đang gặp các vấn đề về bệnh bướu cổ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0903 933 011 để được tư vấn và hỗ trợ nhé