Hạt vừng thường có 3 loại giống chính là vừng đen, vừng trắng và vừng đỏ. Đặc điểm chung của chúng là rất giàu vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác như canxi, sắt và các khoáng chất cần thiết.
Vừng rất giàu vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác như canxi, sắt và các khoáng chất cần thiết. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm: "Vừng đen cũng là loại hạt rất tốt tăng cường sinh lý cho nam giới. Vừng đen cũng có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết". Không những thế, chuyên gia này nhấn mạnh với những thực phẩm màu đen như vừng đen, đỗ đen, gà ác, gạo cẩm… đều có thể điều tiết khả năng sinh lý của con người, kích thích bài tiết tiêu hóa, tuần hoàn làm tăng lượng hồng cầu, giúp da dẻ hồng hào, mịn màng, tóc đen nhánh và kéo dài tuổi thọ.
Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, một phần tốt nhất của vừng đen là chất xơ có tên sesamin và sesamolin giúp giảm mức cholesterol. Không chỉ vậy, nó cũng giúp ngăn ngừa và điều trị một số vấn đề sức khỏe khác như phòng chống ung thư, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch, cải thiện tiêu hóa, điều trị viêm lợi, thiếu má, giảm đau khớp, hen suyễn… nên là thuốc cực tốt vào mùa đông, nhất là với chị em phụ nữ.
Ngoài ra, hạt vừng có chứa lượng tinh dầu rất cao, chiếm khoảng 50%, hàm lượng protein khá cao khoảng 20%, ngoài ra còn có canxi oxalat, lexitin, phytin, pentozan, cholin. Dầu vừng chứa hàm lượng axit béo không no rất cao.
Hạt vừng có chứa lượng tinh dầu rất cao, chiếm khoảng 50%, hàm lượng protein khá cao khoảng 20%, ngoài ra còn có canxi oxalat, lexitin, phytin, pentozan, cholin. Những bài thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan từ hạt vừng đen bất cứ ai cũng không nên bỏ qua
Theo lương y Bùi Hồng Minh, sử dụng hạt vừng đen đúng cách, bạn sẽ đạt được những lợi ích sức khỏe nhất định. Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng đen, giúp tăng cường sức khỏe vào mùa đông, gìn giữ nhan sắc hiệu quả không nên bỏ qua là:
- Thuốc bổ mạnh gân cốt, giúp giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh hay mỗi khi trái gió trở trời: Hạt vừng đen 300g đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán 2 thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều, thêm dầu mật ong đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10 - 20g; trẻ em 5 - 10g.
Sử dụng hạt vừng đen đúng cách, bạn sẽ đạt được những lợi ích sức khỏe nhất định. - Chân tay đau buốt, chứng thấp nhiệt: 40g hạt vừng đen rang thơm, tán bột ngâm với 40g rượu trong một đêm, chia đều uống nhiều lần sẽ giảm đau buốt hiệu quả.
- Chữa viêm mũi mạn tính: Lấy dầu vừng đen đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội thì đổ dầu vào lọ sạch có nút kín và dùng dần bằng cách nhỏ mũi, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt, sau tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ cần giữ nguyên 2-3 phút cho dầu ngấm kỹ vào niêm mạc mũi.
- Chữa chứng mất ngủ, giúp ngủ sâu hơn: Vừng đen nấu với hạt sen. Đây là món ăn đơn giản, dễ làm mà bất cứ ai cũng có thể có lúc cần đến.
Vừng thuộc tính hàn nếu người thể hàn dùng dễ sinh ỉa lỏng, nếu dùng nhiều lâu dần sẽ hỏng đường tiêu hóa. - Làm da đẹp, tóc lâu bạc: 500g vừng đen đem phơi khô, sao chín, tán thành bột cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 1-2 thìa, cho thêm đường, tốt nhất là đường phèn, rồi đổ nước sôi quấy đều thành chè và thưởng thức. Ăn liên tục món ăn dễ làm này sẽ giúp da hồng hào, căng mịn, tóc thì đen nhánh. Không những thế, món ăn từ hạt vừng đen này cũng giúp chữa ho khan, táo bón cực tốt.
Lưu ý: Vừng thuộc tính hàn nếu người thể hàn dùng dễ sinh ỉa lỏng, nếu dùng nhiều lâu dần sẽ hỏng đường tiêu hóa. Khi sử dụng cần phải phối hợp dùng với tinh bột, thực phẩm nhóm bột đường. Nếu dùng đơn độc sẽ không tốt cho sức khỏe.