Vì sao dấu hiệu đau tim ở phụ nữ lại khác với nam giới?

Liệu bạn có thể nhận ra được những dấu hiện của một cơn đau tim đang xảy ra với bạn hay một người thân của bạn? 

Khi được yêu cầu miêu tả một cơn đau tim, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ đến hình ảnh một người đang khuỵu xuống và ôm ngực. Đối với nam giới thì hình ảnh này khá chính xác, nhưng phụ nữ thường không trải qua những biểu hiện đau tim “kinh điển” như vậy.

Bệnh tim mạch và một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi năm, tỉ lệ tử vong do đau tim ở nữ giới cao gấp 2 lần so với ung thư vú, nhưng nữ giới lại ít khi được phát hiện bệnh kịp thời. Nhận biết những dấu hiệu của một cơn đau tim là rất cần thiết. Nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim ở phụ nữ có thể rất khác so với ở nam giới. Và dưới đây sẽ là những điều cần chú ý.

Triệu chứng đau tim ở phụ nữ

Phụ nữ có xu hướng chờ lâu hơn trước khi gọi cấp cứu sau khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim. Tiếc thay, sự chần chừ này làm giảm đáng kể cơ hội sống sót.

Theo như Hiệp hội Tim mạch Anh quốc, những triệu chứng đau tim phổ biến nhất ở phụ nữ bao gồm:

- Đau ngực hoặc cảm thấy khó chịu ở ngực: Tuy là dấu hiện được nhận ra nhiều nhất nhưng lại không phải lúc nào cũng có, có những cơn đau tim hoàn toàn không có dấu hiệu này.
 
- Cơn đau lan tỏa: Cảm giác khó chịu hoặc cơn đau đột ngột ở tay, cổ, hàm, bụng hoặc lưng đều có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.
 
- Khó tiêu hoặc bị trào ngược: Dấu hiệu này thường bị bỏ qua và nghĩ rằng nó sẽ qua đi và là dấu hiệu của một bệnh khác.
 
- Mệt mỏi ốm yếu: Vã mồ hôi, khó thở, hoặc choáng váng kèm với cảm giác đau hay khó chịu ở ngực có thể là một dấu hiệu của đau tim.
 
- Cảm giác kiệt sức: Cảm giác không khỏe hoặc cảm thấy không còn sức lực cũng có thể là một dấu hiệu chỉ thị của cơn đau tim khi đi kèm với đau hay khó chịu vùng ngực.

Vì sao các dấu hiệu đau tim ở phụ nữ lại khác với ở nam giới?

Có một giả thiết cho rằng phụ nữ có xu hướng bị những cơn đau tim bắt nguồn từ phần phía sau của tim, lý giải cho triệu chứng buồn nôn và đau lưng.

Phụ nữ cũng thường có nhịp tim nhanh hơn nam giới nên sẽ có cảm giác đánh trống ngực. Ngược lại, triệu chứng đau ngực lại không phổ biến ở nữ giới. Điều này được lý giải là do lượng hormone estrogen cao. Hormone này kích thích sự sản sinh oxit nitric, giúp giảm cảm giác đau.

Theo Bác sĩ Townsend ở Đại học Oxford, phụ nữ không nên xem các bệnh tim mạch là một bệnh chỉ của nam giới mà họ cần xem xét những nguy cơ tim mạch của mình tương đương với những loại bệnh khác, ví dụ như ung thư vú.

Cách để giữ trái tim khỏe mạnh

Bác sĩ tim mạch Patel tại bệnh viện London Bridge khuyến cáo những điều chỉnh đơn giản trong lối sống mà phụ nữ có thể thực hiện để giữ một trái tim khỏe mạnh như sau:

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc thực tế còn có ảnh hưởng xấu hơn ở phụ nữ so với nam giới về việc tăng nguy cơ đau tim.
 
Cố gắng giữ một vòng eo thon gọn và cân nặng lành mạnh: Một tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa có xu hướng có ảnh hưởng xấu hơn ở phụ nữ so với đàn ông về nguy cơ những bệnh tim mạch, và việc kiểm soát cân nặng có thể tạo ra những khác biệt lớn.
 
Tập luyện: Đặt mục tiêu tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đi bộ nhanh cũng tốt như việc tập luyện ở phòng tập. Hơn nữa, dành thời gian ở ngoài trời, nhất là những nơi có nhiều cây xanh sẽ có khả năng làm tâm trạng thoải mái hơn. Tâm trạng không thoải mái  thường xuyên được cho là có liên quan đến gia tăng bệnh tim mạch.
 
Thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn này có lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối thấp. Những chất này làm tăng huyết áp và là một trong những “sát thủ thầm lặng” gây nên các bệnh tim mạch và đột quỵ ở phụ nữ.

Nên làm gì khi bị đau tim?

Nếu bạn nghĩ rằng bản thân mình hoặc một ai đó đang bị đau tim thì hãy lập tức làm theo những bước sau:

Gọi cấp cứu 115.
 
Xác định xem người đó đang bị đau tim hay ngừng tim.
 
Nếu là ngừng tim thì người đó sẽ ở trạng thái bất tỉnh và hô hấp không bình thường hoặc ngừng hô hấp. Khi đó, hãy sử dụng máy khử rung tim nếu có hoặc thực hiện hô hấp nhân tạo ngay lập tức.
 
Nếu là trường hợp đau tim, hãy cho bệnh nhân nhai một viên aspirin một cách từ từ nếu bạn hoặc người đang bị đau tim không bị dị ứng với loại thuốc đó.
 
Nếu bạn là người đang bị đau tim, đừng cố gắng di chuyển để tìm aspirin nếu nó không ở gần bạn, hoặc nếu bạn đang ở cạnh một người đang bị đau tim thì cũng đừng để họ một mình. Hãy gọi người giúp bạn đi tìm hay đi mua aspirin nếu xung quanh bạn không có.

Tin cùng chuyên mục

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

Tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao nhất là vào 10 giờ đêm Giáng sinh (24.12)- đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 16 năm trên toàn quốc ở Thụy Điển.Vào lúc này, nguy cơ bị đột quỵ tăng đến 37%, trong đó nhóm người bị tiểu đường...

[ Xem thêm ]
4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Không chỉ lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng kém mới làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Mắc một số loại bệnh thông thường cũng làm tăng nguy cơ này.

[ Xem thêm ]
5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

Dưới đây là một vài cách dễ dàng, phổ biến để ngăn chặn một cơn đột quỵ và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

[ Xem thêm ]
6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu, nguy cơ mắc bệnh Parkinson, trầm cảm, tê liệt, động kinh, và một số bệnh nguy hiểm khác là có khả năng xảy ra, chứ không chỉ đơn thuần là một triệu chứng đau đầu bình thường. Và đây là cảnh báo của các chuyên gia về những...

[ Xem thêm ]
7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể phòng tránh nguy cơ đột quỵ với 7 biện pháp sau.

[ Xem thêm ]
7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện bệnh, bạn có thể thực hiện 7 bước dưới đây.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

Trong khi bạn có thể nghĩ rằng bạn khá khỏe mạnh, các vấn đề về tim mạch phổ biến hơn bạn nghĩ. Theo thống kê mới từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 50 phần trăm người Mỹ mắc một số dạng bệnh tim mạch. Khi tổ chức này cảnh báo trong một báo cáo mới, các bệnh tim mạch là...

[ Xem thêm ]
Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Mội nghiên cứu gần đây xuất bản trên tạp chí European Heart cho biết, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong.

[ Xem thêm ]
Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối loạn nhịp tim, giúp giảm đột quỵ và suy tim

Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối...

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp, dễ làm hình thành cục máu đông gây đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn