Chào Bác sĩ, em bị bệnh sán chó 2 năm, điều trị 2 đợt mỗi đợt 4 tuần, đến nay 12 tháng không thấy tái phát, trong 01 tuần trở lại đây em thấy ngứa, triệu chứng rất giống lần nhiễm sán chó trước đây, em rất lo lắng, sợ bị tái phát. Mong Bác sĩ giải đáp giúp em: Vì sao bệnh nhiễm sán chó hay tái phát? Cách phòng ngừa tái phát như thế nào? Em N.L.H 36 tuổi Bến Lức Long An. Cảm ơn bạn, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin như sau:
Hiện nay bệnh nhiễm sán chó rất phổ biến với nhiều triệu chứng rất đa dạng, trong cộng đồng người bệnh ít nhận ra, chỉ khi nào xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi sẩn, u cục hay viêm da, ... thì người bệnh mới đi khám. Tuy nhiên đây là bệnh lý cần điều trị và theo dõi lâu dài nhưng rất nhiều trường hợp không theo dõi và điều trị đúng liệu trình, tự mua thuốc uống, uống các bài thuốc dân gian,...Bệnh sẽ không khỏi, hay tái phát còn xuất hiện những biến chứng rất nguy hiểm nên chúng ta cần phải biết các yếu tố: Vì sao bệnh nhiễm sán chó hay tái phát sau:
1. Vì sao bệnh nhiễm sán chó hay tái phát ?
♦ Không chẩn đoán chính xác nhiễm giun sán, không tìm hết các nguyên nhân phối hợp để điều trị tận gốc.
♦ Không tuân thủ phác đồ điều trị, không theo dõi đúng liệu trình.
♦ Người bệnh tự mua thuốc uống mà không xác định tìm nguyên nhân.
♦ Thường tiếp xúc thân thiết với chó mèo; ăn thịt tái, tươi sống, sử dụng rau không vệ sinh, không nấu chín …
♦ Việt Nam là quốc có tỷ lệ nông nghiệp đa số, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với đất, sử dụng nguồn nước giếng, nước sông …tạo điều kiện giun sán phát triển, gia tăng nguy cơ lây nhiễm, một số người nhiễm nhiều loại giun khác nhau.
2. Biện pháp nào để phòng ngừa sán chó và tái nhiễm sán chó ?
♦ Người đã và đang điều trị nhiễm sán chó cần có kế hoạch xét nghiệm, kiểm tra định kỳ tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm một lần để chống tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Khi một người trong gia đình bị nhiễm sán chó thì nên cho cả gia đình đi xét nghiệm sán chó để phát hiện sớm điều trị sớm nếu có. Việc phòng ngừa rất cần thiết trong việc giảm tỉ lệ mắc và tái phát.
♦ Nếu có triệu chứng ngứa hay nghi ngờ nhiễm giun sán cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xác định và điều trị. Không tự mua thuốc uống để điều trị, tuân thủ đúng liệu trình điều trị của Bác Sỹ.
♦ Thực hiện vệ sinh tốt: Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi vệ sinh là cần thiết trong việc phòng nhiễm bệnh sán chó. Kết hợp với việc vệ sinh nơi ở đồ dùng các cá nhân như thay khăn trải giường thường xuyên
♦ Uống nước sạch: Cho dù bạn sử dụng các loại nước uống đóng chai đã được chứng nhận, lọc hoặc thậm chí đun sôi và làm mát nước uống của bạn, nhưng điều quan trọng là phải sử dụng dụng cụ đựng nước hợp vệ sinh và có kỹ năng kiểm tra các chai nước bằng mắt thường để tránh việc sử dụng nước bị ô nhiễm.
♦ Rửa sạch và nấu chín thực phẩm: Rửa trái cây và rau trước khi ăn và nấu chín thịt heo, thịt bò hoặc cá…trước khi ăn.
♦ Khử trùng thường xuyên giày dép và sàn nhà: Nếu bạn đi dạo trong công viên, hoặc bạn làm vườn hãy để giày dép của bạn ở cửa và dùng một đôi dép khác mà bạn chỉ sử dụng trong nhà. Dung dịch khử trùng là Cloramin B pha loãng.
♦ Hạn chế tiếp xúc đùa giỡn với chó, mèo: Chó, mèo nhà, mèo hoang…không được tẩy giun sẽ có khả năng mang một hoặc nhiều ký sinh trùng có thể gây nhiễm cho người. Với người lớn sau khi tiếp xúc đùa giỡn với thú nuôi như chó, mèo thì có thể rửa tay ngay, nhưng với trẻ em thì chúng có thể đưa tay vào miệng ngay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, qua đó có thể lây nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm tiềm ẩn.
Khi bạn có triệu chứng ngứa, hay nghi nhiễm giun sán hoặc đang điều trị, nghi ngờ tái phát hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn .
Theo Bác sĩ. Kiều Phước Thọ
PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN là phòng khám chuyên điều trị bệnh ngứa và bệnh nhiễm giun sán, với đội ngũ bác sĩ rất có kinh nghiệm về ngành ký sinh trùng cùng với phòng xét nghiệm sinh hóa huyết học vi sinh Đạt Chuẩn An Toàn Sinh Học Cấp II – sẽ giúp điều trị khỏi bệnh ngứa và bệnh nhiễm giun sán đem đến sự hài lòng cho quý bệnh nhân.