KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SÁN CHÓ
Chương trình khuyến mãi khi đặt hẹn khám online:
Miễn phí 100 % siêu âm bụng tổng quát - Giảm 15 % nếu gói khám trên 2 triệu - Giảm 20 % nếu gói khám trên 3 triệu 1 người - Giảm 20 % nếu gói khám trên 1,5 trieu / 1 người cho 2 người cùng khám.
TIÊU ĐIỂM THÁNG: MIỄN PHÍ SIÊU ÂM BỤNG TỔNG QUÁT (170k).
Giảm 10% cho khách hàng đặt lịch trước trong vòng 30 ngày, Giảm 20% đặt lịch 30 - 60 ngày, Giảm 30% đặt lịch 60 - 90 ngày
Hotline tư vấn Sán chó (Miễn Phí): 0903 933 011
Chào Bác sĩ, em bị ngứa, nổi mề đay ở lưng, tay chân và cổ tự mua thuốc ngứa uống 2 tuần không giảm. Em có đi khám và xét nghiệm bị nhiễm sán chó. Bác sĩ cho em hỏi: nhiễm sán chó có điều trị được không? Dấu hiệu nhiễm sán chó là gì? Cách trị nhiễm sán chó? Cách phòng ngừa nhiễm sán chó như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn. (Em Nguyễn Thị M ở Hóc Môn ).
Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin này, chúng tôi trả lời bạn như sau:
1. SÁN CHÓ LÀ GÌ ? BỆNH SÁN CHÓ LÀ GÌ?
Sán chó: Là một loại giun sán (tên khoa học Toxocara) sống ký sinh trên cơ thể chó mèo lây nhiễm qua cơ thể người, gây bệnh cho người gọi là bệnh sán chó.
Bệnh sán chó: Bệnh gây ra do nhiễm sán chó qua ăn uống mắc phải trứng giun sán có trong đất, nước, phân, rau, tiết canh, nội tạng…với nhiều dấu hiệu nhiễm sán chó khác nhau như ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay dai dẵng dù đã dùng thuốc chống dị ứng, phần lớn biểu hiện ở da, một số trường hợp gây tổn thường ở mắt, não, phổi, gan... để lại nhiều di chứng nặng nề.
2. DẤU HIỆU NHIỄM SÁN CHÓ:
Rất nhiều loại ký sinh trùng khác nhau nhưng biểu hiện triệu chứng giống nhiễm sán chó, nên việc chẩn đoán cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải bác sĩ chuyên khoa, nhiều kinh nghiệm lâm sàng.
Các dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay cũng biểu hiện trong một số trường hợp viêm da cơ địa, dị ứng, dị ứng thuốc, bệnh lý về máu, bệnh tự miễn, bệnh ung thư... Nên việc chẩn đoán và điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Hãy tìm hiểu đâu là dấu hiệu quan trọng nhiễm sán chó:
Những dấu hiệu nhiễm sán chó thường gặp:
- Ngứa: ngứa xuất hiện đột ngột, dai dẵng, một hay nhiều vị trí trên cơ thể nhất là tay, chân, lưng, bẹn... hoặc có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc nước, sau ăn một số thức ăn bò, gà, hải sản... dùng thuốc thì hết ngứa, ngưng thuốc thì ngứa trở lại.
- Mẩn đỏ: xuất hiện từng đám, một hoặc nhiều vùng trên cơ thể, thành dải dài, gồ trên da, nổi tự nhiên hoặc sau khi gãi, cũng tự biến mất hoặc sau khi dùng thuốc dị ứng.
- Nổi mề đay: là dấu hiệu cũng rất hay gặp, mề đay thành nốt, thàng dải, hay thành đám, kèm ngứa nhiều, xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể.
- Ngoài ra một số người còn xuất hiện nốt sẩn, đám thâm ngứa, mụn nước, mụn mủ nhưng điều trị thuốc da liễu không khỏi.
- Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng ở mắt, não, hô hấp, đau bụng, phù, thiếu máu... không tìm được nguyên nhân.
- Dấu hiệu trên cần phân biệt với dị ứng cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, bệnh tự miễn, bệnh nội tiết...
Như vậy: Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu trên cần khám chuyên khoa để xác định, nguyên nhân, cách chữa trị, biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
3. HÌNH ẢNH VÀ BIẾN CHỨNG NHIỄM SÁN CHÓ:
Những dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay nếu nghi ngờ nhiễm sán chó thì cần khám chuyên khoa, tìm nguyên nhân, điều trị hiệu quả nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm sán chó gây ra. Biến chứng có thể phục hồi hoàn toàn, cũng có thể để lại di chứng nặng nề ở mắt, não, phổi: sạm da, thay đổi sắc tố da, giảm thị lực, mù, nhức đầu, động kinh, liệt, tràn dịch màng phổi, ho kéo dài, đau bụng kéo dài, xuất huyết tiêu hóa...
4. BỆNH SÁN CHÓ CÓ LÂY KHÔNG?
Sán chó lây nhiễm sang người bằng 2 cách:
- Lây nhiễm gián tiếp qua cơ chế sau:
Đơn bào (ấu trùng chó mèo) nhiễm trong thức ăn, nước uống, chất thải... Khi con người ăn uống nhiễm phải, rồi xâm nhập qua đường tiêu hóa gây bệnh cho người, một số tiếp xúc đất thì có thể xâm nhập qua vết xây xát da.
- Lây nhiễm trực tiếp từ chó mèo sang người.
Sán chó khi xâm nhập vào cơ thể người, gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau như da, đường tiêu hóa, hô hấp, não, mắt... với nhiều triệu chứng, biến chứng và cách điều trị khác nhau.
Như vậy: Bệnh sán chó không lây giữa người với người tuy nhiên khi có người thân bị sán chó thì các thành viên trong gia đình cần khám sán chó, xét nghiệm sán chó để tầm soát xem có nhiễm hay không.
5. CHẨN ĐOÁN NHIỄM SÁN CHÓ?
Dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chẩn đoán nhiễm sán chó cần chú ý các bước sau:
- Dịch tễ: những người sống khu vực uống nước mưa, nước sông, nước giếng, nhưng người làm vườn hay tiếp xúc đất nguy cơ nhiễm sán chó rất cao.
- Quá trình khởi phát bệnh: các dấu hiệu ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay... khởi phát đột ngột rồi tự khỏi hoặc ngứa từng đợt dai dẵng nhiều tháng năm.
- Tiền sử: hay bị ngứa, nổi mề đay, dị ứng.
- Dấu hiệu lâm sàng: ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, sẩn ngứa da, mụn nước, mụn mủ dai dẵng, hoặc đau bụng, nhức đầu, ho, ngứa mắt không rõ nguyên nhân.
- Cận lâm sàng: công thức máu, men gan, đường máu, toxocara IgG, Toxoplasma IgG
- Các cận lâm sàng chẩn đoán phân biệt nhiều loại kỳ sinh trùng khác: Strongyloides, Schistosoma, Echinococcus, Paragonnimus ...
- Một số cận lâm sàng giúp xác định nguyên nhân khác: thường áp dụng bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ, bệnh ung thư, xạ trị hóa chất...
- Trương hợp do dị ứng do thuốc : thì ngưng ngay tác nhân gây ra.
- Trường hợp do bệnh lý tự miễn, bệnh nội tiết toàn thân thì điều trị bệnh lý trên mới cải thiện tình trang ngứa.
6. BẢNG GIÁ KHÁM NHIỄM SÁN CHÓ:
TT | Mục khám | Bảng giá |
1 | Phí khám | 140.000 đ |
2 | Xét nghiệm | 410.000 – 1.595.000đ Tùy loại xét nghiệm |
3 | Phí điều trị | 250.000 – 450.000 đ mỗi tuần tùy loại thuốc |
7. CÁCH ĐIỀU TRỊ SÁN CHÓ HIỆU QUẢ?
Mục tiêu điều trị là: Giảm các triệu chứng, điều trị nguyên nhân nhằm hạn chế biến chứng và tái phát, tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà có những giáp pháp điều trị thích hợp nhất. Có những phương pháp điều trị.
Điều trị triệu chứng:
Làm giảm các biểu hiện tổn thương ở da và nội tạng, áp dụng cho hầu hết bị nhiễm sán chó có triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, sẩn ngứa, nhức đầu, đau bụng, sụt cân...Với nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc kháng histamine, thuốc chống dị ứng, một số dùng thuốc thoa kết hợp.
Điều trị nguyên nhân và hạn chế tái phát:
Áp dụng điều trị cho tất cả các trường hợp nhiễm sán chó giúp phục hồi nhanh, ít tái phát, giảm biến chứng. Tùy theo triệu chứng, biến chứng mà bác sĩ sẽ chọn liệu trình điều trị phù hợp nhất. Rất nhiều loại thuốc điều trị ký sinh trùng như albendazol, mebendazol, triclabendazol, thiabendazol, ivermectin, niclosamide,...Nhưng liệu trình và thời gian điều trị , hiệu quả sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, biến chứng, cơ quan tổn thương cũng như kinh nghiệm của bác sĩ.
Đa số phục hồi sau 1-2 liệu trình điều trị, một số trường hợp bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, vẫn ngứa nhiều sau khi điều trị thường gặp ở những người nhiễm kéo dài, cơ thể có bệnh nền, tự mua thuốc sổ giun, tư uống thuốc ngứa kéo dài, không tuân thủ liệu trình, cơ thể có yếu tố dị ứng, hay cơ địa dị ứng, thường uống nhiều bia rượu, thường ăn các loại thức ăn đi ứng.
Trường hợp do dị ứng thuốc: ngưng ngày thuốc đang sử dụng, dùng thuốc chống dị ứng bằng đường uống hoặc kem thoa
Trường hợp do dị ứng cơ địa: hạn chế thuốc, thức ăn gây ra, đồ dùng, phấn hoa, bụi... gây ra dị ứng, dùng thuốc chống dị ứng bằng đường uống hoặc kem thoa
Trường hợp do dùng thuốc kháng lao, thuốc trị ung thư, thuốc trị bệnh tư miễn thì ngưng dùng nếu có dị ứng, báo ngay bác sĩ biết để điều chỉnh phù hợp.
Ảnh người nhiễm 2 loại ký sinh trùng gây biến chứng thiếu máu nặng và phù
Ảnh người bị nhiễm sán chó ở tay
Ảnh người bị nhiễm sán chó ở chân
6. CÁCH PHÒNG NGỪA SÁN CHÓ:
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm sán chó bao gồm:
- Môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
- Nguồn nước sạch, không ô nhiễm, không uống nước ao hồ, nước mưa...
- Không dùng thực phẩm sống như gỏi cá, tiết cánh, rau sống.
- Các loại thú cưng: Chó mèo chim...Cần sổ giun định kỳ, khi tiếp xúc thú cưng cần vệ sinh bằng xà phòng, tránh lây nhiễm, sổ giun 6-12 tháng/ 1 lần. Xử lý sạch chất thải của thú cưng và rửa tay hay tắm lại bằng xà phòng .
- Khi tiếp xúc đất hay tắm hồ cần lưu ý nguồn lây nhiễm
- Mang dép bảo vệ khi làm trong môi trường đất
- Thực hiện ăn chín, uống sôi thường xuyên
⇒ Cơ sở 1: 50 Phan Huy Ích , phường 15 , Quận Tân Bình
- Liên hệ: 028 38 15 16 15 – 0903 933 011 – 0934 117 009.
- Giờ làm việc: 7 giờ - 17 giờ Thứ 2 - Thứ 7; 7 giờ - 12 giờ Chủ Nhật
⇒ Cơ sở 2 : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , Phường Trung Mỹ Tây , Quận 12
- Liên hệ: 02862 500 809 – 0903 933 011 – 089 8499 363
- Giờ làm việc: 17 giờ - 20 giờ Thứ 2 - Thứ 7; 16 giờ - 19 giờ Chủ Nhật
Tham khảo thêm gói khám :