Hiện tượng
tay chân lạnh như bạn gặp phải thường do thiểu năng tuần hoàn ngoại biên, do hệ tuần hoàn vận hành không được tốt lắm. Nếu sự việc mới xảy ra trong thời gian ngắn thì có thể phần nào do tạm thời bạn rơi vào giai đoạn mệt mỏi, người đang yếu, công việc căng thẳng, nhiều chuyện lo lắng…
Cách giải quyết ban đầu là cố gắng giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn thông qua ăn uống đủ chất, cố gắng vận động, sinh hoạt điều độ, tập hít thở sâu. Trong bữa ăn, bạn nên bổ sung các loại rau thơm có chứa tinh dầu (bạc hà, tía tô, húng quế, húng lủi…), tăng cường ăn rau tươi và các gia vị giúp làm ấm người, kích thích tuần hoàn như gừng, ớt. Các loại rau, gia vị này cũng giúp tim bạn hoạt động được tốt hơn.
Cách phòng tránh bệnh chân tay lạnh
Một chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bàn tay (chân) luôn ấm áp khi đông về.
– Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay mềm mại và có khả năng giữ ấm cũng như thấm hút mồ hôi tốt.
Có bàn tay và bàn chân lạnh ngay cả khi không ở trong môi trường lạnh là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù không thoải mái, nhưng nó thường không phải là một nguyên nhân gây lo ngại vì nó có thể chỉ là cách duy trì nhiệt độ cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn liên tục và đi kèm với sự thay đổi màu sắc của da thì có thể là do vấn đề về dây thần kinh và lưu thông máu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bàn chân, bàn tay lạnh và phải làm gì để hạn chế?
Nguyên nhân dẫn tới gây bệnh chân tay lạnh
– Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh ngắt dù là trời nóng hay lạnh.
– Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông thuận lợi có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay luôn trọng trạng thái lạnh và nhợt nhạt.
– Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.
– Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 – 15phút. Lau khô rồi đi tất ấm. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.
Có thể ngâm cho vào nước ngâm chân tay một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương vì chúng giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.
Một biện pháp nữa là bạn có thể dành ít thời gian thư giãn bằng cách ngâm tay chân trong nước ấm bỏ thêm chút lá lốt, muối hột, gừng tươi. Loại nước ngâm tay chân tự nhiên này giúp kích thích lưu thông máu, từ đó giảm bớt cảm giác lạnh do lưu lượng máu đến tay chân bị kém.
Có 3 động tác bạn nên thỉnh thoảng làm hoặc làm khi bắt đầu thấy lạnh bàn tay: vỗ tay, xoa tay và đập tay lên vai. Cũng như việc ăn thêm rau thơm, gia vị hay ngâm tay, chân; các động tác nói trên cũng kích thích tuần hoàn đến khu vực bàn tay.
Nếu tình trạng tay chân lạnh tiếp tục kéo dài, không cải thiện, bạn nên đi khám vì có thể bạn có vấn đề về tim mạch, tuần hoàn.