Sai lầm khiến nhiều người đột quỵ chết oan

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch thời tiết chuyển lạnh sâu khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên đáng kể. Một số bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng” làm giảm đi cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao và cơ hội phục hồi tối ưu.

Không uống bất kỳ loại thuốc nào khi nghi ngờ đột quỵ

TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu - A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người Việt có thói quen khi thấy người thân trong gia đình nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung. Đây là hành động gây nguy hiểm cho người bệnh. Bởi bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Việc uống nước còn khó đối với bệnh nhân chứ chưa kể đến việc nuốt viên thuốc, có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật đường thở. 

“Khi phát hiện người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho họ uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ”, TS Nguyễn Văn Chi khuyến cáo.

Sai lam khien nhieu nguoi dot quy chet oan hinh anh 1
Gia tăng các bệnh nhân bị đột quỵ trong những ngày thời tiết lạnh phải vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Ảnh: BVCC.

Ba dấu hiệu nhận diện đột quỵ và cách sơ cứu

Cũng liên quan tới căn bệnh này, PGS.TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu - A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột xảy ra các dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, mất thị lực, liệt nửa người, vận động khó khăn và các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.

Ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm:

- Người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.

- Đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

- Đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

“Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi 115. Khi gọi 115 người bệnh sẽ được cấp cứu ban đầu và đưa vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ”, PGS.TS Mai Duy Tôn nói.

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài. Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi. Các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.

Tin cùng chuyên mục

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

Tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao nhất là vào 10 giờ đêm Giáng sinh (24.12)- đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 16 năm trên toàn quốc ở Thụy Điển.Vào lúc này, nguy cơ bị đột quỵ tăng đến 37%, trong đó nhóm người bị tiểu đường...

[ Xem thêm ]
4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Không chỉ lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng kém mới làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Mắc một số loại bệnh thông thường cũng làm tăng nguy cơ này.

[ Xem thêm ]
5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

Dưới đây là một vài cách dễ dàng, phổ biến để ngăn chặn một cơn đột quỵ và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

[ Xem thêm ]
6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu, nguy cơ mắc bệnh Parkinson, trầm cảm, tê liệt, động kinh, và một số bệnh nguy hiểm khác là có khả năng xảy ra, chứ không chỉ đơn thuần là một triệu chứng đau đầu bình thường. Và đây là cảnh báo của các chuyên gia về những...

[ Xem thêm ]
7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể phòng tránh nguy cơ đột quỵ với 7 biện pháp sau.

[ Xem thêm ]
7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện bệnh, bạn có thể thực hiện 7 bước dưới đây.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

Trong khi bạn có thể nghĩ rằng bạn khá khỏe mạnh, các vấn đề về tim mạch phổ biến hơn bạn nghĩ. Theo thống kê mới từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 50 phần trăm người Mỹ mắc một số dạng bệnh tim mạch. Khi tổ chức này cảnh báo trong một báo cáo mới, các bệnh tim mạch là...

[ Xem thêm ]
Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Mội nghiên cứu gần đây xuất bản trên tạp chí European Heart cho biết, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong.

[ Xem thêm ]
Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối loạn nhịp tim, giúp giảm đột quỵ và suy tim

Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối...

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp, dễ làm hình thành cục máu đông gây đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn