Những thay đổi trong chế độ ăn tốt cho người bệnh tim mạch

 

Bệnh tim mạch là thuật ngữ dùng chung cho nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau và tốt nhất hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần thay đổi chế độ ăn để giảm lượng Cholesterol, hay bạn bị huyết áp cao, hoặc cần có một chế độ ăn đặc biệt, ví dụ như là bệnh tiểu đường.


Theo Tổ chức tim mạch Anh, bệnh tim có thể phòng ngừa và điều trị được. Những thực phẩm mà chúng ta sử dụng có thể giảm nguy cơ bệnh mạch vành cũng như bệnh tim mạch và những thay đổi nhỏ cũng có thể có một tác động đáng kể.

Hãy thay đổi chế độ ăn của bạn để có một trái tim khỏe mạnh.

Thay đổi chất béo

 

Hãy thay đổi những chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, thay vì bơ và sữa giàu chất béo, bạn hãy sử dụng loại sữa ít chất béo và dầu thực vật, để cải thiện chất lượng chất béo mà bạn đang sử dụng.

 

Theo khuyến nghị của hiệp hội Đái tháo đường Anh, những chất béo bão hòa làm tăng Cholesterol xấu (LDL) trong máu. Những chất béo này sẽ đặc lại ở nhiệt độ phòng như là bơ, mỡ lợn, chất béo từ các sản phẩm sữa và động vật. Những sản phẩm giàu chất béo bão hòa nếu chứa trên 5g/ 100g. Nên chuyển sang sử dụng các chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương.

Theo hướng dẫn, chỉ nên sử dụng 1 muỗng dầu cho mỗi người, mỗi món ăn. Định lượng việc sử dụng là quan trọng vì những chất béo tốt thì vẫn cung cấp nhiều năng lượng, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân.

Điều chỉnh

Nếu bạn liên tục ăn bánh mì kẹp thịt và pizza thì bạn cần phải thay đổi khá quyết liệt, nhưng nếu bạn thường ăn một chế độ ăn uống tương đối cân bằng thì chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ cũng có thể mang lại sự khác biệt.

Theo Tracy, những thay đổi nhỏ có thể giúp bạn như lấy hết chất béo có thể nhìn thấy ở thịt lợn và thịt xông khói, bỏ da gà.

Omega-3

Dầu cá như là cá hồi, cá thu là những nguồn cung cấp nhiều Omega-3. Omega-3 giúp làm giảm lượng Triglycerid trong máu.

Rau củ và trái cây

Nhìn chung, khẩu phần ăn của bạn hàng ngày cần 5 phần trái cây. 2/3 số người không chú ý đến nó, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy ăn trái cây và rau quả có thể giúp giảm bệnh tim.

Giảm muối
 
Ăn quá nhiều natri có trong muối có thể gây tăng huyết áp, để tránh bổ sung thêm muối vào thức ăn, hãy chọn những đồ ăn nhẹ không ướp muối, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị như một sự thay thế.

Những thực phẩm được coi là có hàm lượng muối cao nếu chứa trên 1,5g/ 100g.

 

Không chỉ có muối chúng ta thêm vào khi nấu ăn mà những thực phẩm đóng hộp chúng ta mua từ siêu thị cũng chứa một lượng muối nhất định. Một số loại ngũ cốc, bánh nướng hoặc đồ ăn sẵn cũng chứa một chút muối.

Tin cùng chuyên mục

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

Tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao nhất là vào 10 giờ đêm Giáng sinh (24.12)- đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 16 năm trên toàn quốc ở Thụy Điển.Vào lúc này, nguy cơ bị đột quỵ tăng đến 37%, trong đó nhóm người bị tiểu đường...

[ Xem thêm ]
4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Không chỉ lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng kém mới làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Mắc một số loại bệnh thông thường cũng làm tăng nguy cơ này.

[ Xem thêm ]
5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

Dưới đây là một vài cách dễ dàng, phổ biến để ngăn chặn một cơn đột quỵ và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

[ Xem thêm ]
6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu, nguy cơ mắc bệnh Parkinson, trầm cảm, tê liệt, động kinh, và một số bệnh nguy hiểm khác là có khả năng xảy ra, chứ không chỉ đơn thuần là một triệu chứng đau đầu bình thường. Và đây là cảnh báo của các chuyên gia về những...

[ Xem thêm ]
7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể phòng tránh nguy cơ đột quỵ với 7 biện pháp sau.

[ Xem thêm ]
7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện bệnh, bạn có thể thực hiện 7 bước dưới đây.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

Trong khi bạn có thể nghĩ rằng bạn khá khỏe mạnh, các vấn đề về tim mạch phổ biến hơn bạn nghĩ. Theo thống kê mới từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 50 phần trăm người Mỹ mắc một số dạng bệnh tim mạch. Khi tổ chức này cảnh báo trong một báo cáo mới, các bệnh tim mạch là...

[ Xem thêm ]
Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Mội nghiên cứu gần đây xuất bản trên tạp chí European Heart cho biết, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong.

[ Xem thêm ]
Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối loạn nhịp tim, giúp giảm đột quỵ và suy tim

Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối...

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp, dễ làm hình thành cục máu đông gây đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn