Hẹp van động mạch chủ và hướng điều trị

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Trái tim có cấu tạo cơ bản gồm 4 buồng, bao gồm: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, thất trái, thất phải. Trong một trái tim bình thường có 4 van tim với vị trí lần lượt như sau: van ba lá nằm giữa nhĩ phải và thất phải, van hai lá nằm giữa nhĩ trái và thất trái, van động mạch phổi nằm giữa thất phải và động mạch phổi, van động mạch chủ nằm giữa thất trái và động mạch chủ. Van tim có chức năng giữ cho dòng máu luôn đi theo một chiều nhất định.

Nói về van động mạch chủ, trong thời kì tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể, van động mạch chủ mở. Ngược lại trong thời kì tim dãn ra nhận máu về thì van động mạch chủ lại đóng.

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ vì một lý do nào đó không mở ra hoàn toàn như bình thường được. Khi có tình trạng này sẽ dẫn đến các hậu quả như sau:

- Không đủ máu được bơm ra ngoài để nuôi cơ thể
- Tim phải hoạt động nhiều hơn để cố gắng cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim.

Hẹp van động mạch chủ hay xảy ra ở người lớn, nhưng vài tình huống có thể xảy ra ở trẻ mới sinh.
 
hep van dong mach chu va huong dieu tri - anh 1Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Triệu chứng của hẹp van động mạch chủ là gì?

Hầu hết ở giai đoạn sớm, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Thương bệnh nhân được phát hiện bị bệnh sau khi được khám sức khỏe tầm soát, khi bác sĩ nghe thấy có tiếng thổi lúc khám tim. Tiếng thổi tim là một âm thanh đặc trưng hòa lẫn vào tiếng đập của tim, xuất hiện trong một số bệnh lý tim, được các bác sĩ phát hiện khi nghe tim bằng ống nghe.

Đến giai đoạn xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân có thể có:

- Khó thở
- Chóng mặt hoặc ngất
- Đau ngực

Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân vận động, đây là những dấu hiệu rất quan trọng mà khi có nó, bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ biết.

Có xét nghiệm chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ không?

Để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh hẹp van động mạch chủ,bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:

- Siêu âm tim: cận lâm sàng này dùng sóng âm để tái tạo lại hình ảnh tim. Qua đó bác sĩ có thể sẽ khảo sát được kích thước buồng tim, chức năng bơm máu của tim, các hoạt động của van tim. Siêu âm tim có thể được thực hiện lặp lại nhiều lần để khảo sát tiến triển của bệnh lý tim.
 
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)  giúp khảo sát rõ hơn về hình thái của van động mạch chủ, cũng như đánh giá những cấu trúc liên quan nhằm mục đích phục vụ cho việc lên kế hoạch phẫu thuật, và phát hiện một vài bệnh lý đi kèm nếu có.
 
- Để có thêm nhiều thông tin phục vụ cho chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thông tim. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào mạch máu ở tay hoặc chân, sau đó luồn ống này lên đến tim. Bác sĩ sẽ bơm một chất vào ống, gọi là thuốc cản quang, thuốc này giúp hình ảnh của tim và các mạch máu hiện lên khi chiếu tia X, qua đó giúp khảo sát các mạch máu nuôi tim (mạch vành) có bị hẹp hay tắc nghẽn không. Thủ thuật này gọi là chụp mạch vành.
 
- Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điện tâm đồ, cận lâm sàng này giúp khảo sát hoạt động điện trong trái tim.
 
- Chụp x-quang ngực, đây là một cận lâm sàng thường qui để đánh giá bệnh nhân, góp phần cung cấp một số thông tin hữu ích như đánh giá được hình dạng , kích thước tim. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hẹp van động mạch chủ lên phổi hoặc phát hiện các bệnh lý phổi khác.

Điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ như thế nào?

Điều trị phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng của hẹp van động mạch chủ.

Nếu hẹp van động mạch chủ không nặng và bệnh nhân không có triệu chứng, hầu như không cần điều trị nào đặc biệt, nhưng việc theo dõi lại rất quan trọng. Bệnh nhân cần đi tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi và đánh giá xem bệnh lý hẹp van động mạch chủ có trở nên nặng hơn hay không, cũng như có xuất hiện triệu chứng lâm sàng hay không.

Nếu hẹp van động mạch chủ là nặng và bệnh nhân có triệu chứng, khi đó bệnh nhân cần được điều trị. Các điều trị chính bao gồm:

- Thuốc men: không có điều trị thuốc men nào có thể điều trị được bệnh lý hẹp van động mạch chủ. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một vài loại thuốc với mục đích giảm triệu chứng của bệnh nhân, đảm bảo rằng huyết áp của bệnh nhân được kiểm soát chặt chẽ, cũng như điều trị các bệnh lý kèm theo.
 
- Phẫu thuật thay van động mạch chủ. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ lấy bỏ van động mạch chủ bị hư của bệnh nhân và thay vào một van động mạch chủ nhân tạo khác, van nhân tạo thay vào có thể được làm bởi kim loại hoặc bằng mô của động vật ( heo, bò, ngựa) hoặc làm từ chính màng ngoài tim của bệnh nhân (Phương pháp Ozaki). 
 
Một vài trường hợp van thay thế có thể được cho bởi một người hiến tạng khác. Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân và gia đình về ưu nhược điểm của từng loại van tim thay thế để cùng nhau chọn ra một phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân. Phẫu thuật thay van động mạch chủ có thể được thực hiện với một vài đường mổ khác nhau, kinh điển là đường mổ dọc toàn bộ xương ức, tuy nhiên hiện tại đã có những phương pháp ít xâm lấn đã được áp dụng đó là đường mổ nửa trên xương ức (Phương pháp Ozaki), và đường mổ liên sườn hai bên phải (phương pháp nội soi). 
 
Lựa chọn đường mổ nào tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân riêng biệt, các bác sĩ sẽ đánh giá một cách kĩ lưỡng trên từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp tốt nhất.

- Có một thủ thuật khác thay van động mạch chủ mà không cần phẫu thuật, gọi là thay van động mạch chủ qua ống thông ( TAVI hoặc TAVR). Đây là một lựa chọn mới và hữu ích dành cho những bệnh nhân vì một lý do nào đó không thể thực hiện phẫu thuật, hoặc nguy cơ tai biến khi phẫu thuật rất cao. Trong thủ thuật này bác sĩ sẽ dùng một ống thông,bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, luồn đến van động mạch chủ và thay van động mạch chủ mới qua ống thông này. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần được đánh giá rất kĩ lưỡng về tình trạng bệnh cũng như các kết quả hình ảnh học, không phải bệnh nhân nào cũng có thể thay van động mạch chủ bằng phương pháp này.
 
- Thủ thuật nong van động mạch chủ, trong thủ thuật này bác sĩ sẽ luồn một bóng hơi lên đến van động mạch chủ và tiến hành bơm bóng với mục đích cố gắng nong rộng van động mạch chủ. Phương pháp này thường sử dụng trên trẻ nhỏ, đối với người lớn hầu như không có tác dụng.

Bệnh nhân có thể chơi thể thao được không?

Nếu hẹp van động mạch chủ là nhẹ và bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh nhân có thể tham gia vào một vài hoạt động thể thao nhẹ nhàng không mang tính đối kháng cao.

Ngược lại tình trạng bệnh là nặng và có triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế vận động thể lực hoặc làm việc gắng sức.

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để biết rõ hơn về các hoạt động được cho phép.

Nếu bệnh nhân nữ hẹp van động mạch chủ muốn mang thai?

Khi có ý định mang thai, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này. Tùy  thuộc vào tình trạng bệnh là nặng hay nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân điều trị bệnh lý hẹp van động mạch chủ trước khi mang thai.

Tin cùng chuyên mục

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

10 giờ đêm ngày Giáng sinh Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất

Tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao nhất là vào 10 giờ đêm Giáng sinh (24.12)- đó là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 16 năm trên toàn quốc ở Thụy Điển.Vào lúc này, nguy cơ bị đột quỵ tăng đến 37%, trong đó nhóm người bị tiểu đường...

[ Xem thêm ]
4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

4 loại bệnh làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

Không chỉ lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng kém mới làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Mắc một số loại bệnh thông thường cũng làm tăng nguy cơ này.

[ Xem thêm ]
5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

5 cách giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ

Dưới đây là một vài cách dễ dàng, phổ biến để ngăn chặn một cơn đột quỵ và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

[ Xem thêm ]
6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

6 nguy cơ sức khỏe liên quan đến chứng đau nửa đầu

Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu, nguy cơ mắc bệnh Parkinson, trầm cảm, tê liệt, động kinh, và một số bệnh nguy hiểm khác là có khả năng xảy ra, chứ không chỉ đơn thuần là một triệu chứng đau đầu bình thường. Và đây là cảnh báo của các chuyên gia về những...

[ Xem thêm ]
7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

7 biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể phòng tránh nguy cơ đột quỵ với 7 biện pháp sau.

[ Xem thêm ]
7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

7 bước đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện bệnh, bạn có thể thực hiện 7 bước dưới đây.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

7 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim

Trong khi bạn có thể nghĩ rằng bạn khá khỏe mạnh, các vấn đề về tim mạch phổ biến hơn bạn nghĩ. Theo thống kê mới từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 50 phần trăm người Mỹ mắc một số dạng bệnh tim mạch. Khi tổ chức này cảnh báo trong một báo cáo mới, các bệnh tim mạch là...

[ Xem thêm ]
Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Ăn quá nhiều thịt đỏ có hại như thế nào

Mội nghiên cứu gần đây xuất bản trên tạp chí European Heart cho biết, ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong.

[ Xem thêm ]
Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối loạn nhịp tim, giúp giảm đột quỵ và suy tim

Bác sĩ tim mạch chỉ 9 cách đơn giản để kiểm soát rối...

Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp, dễ làm hình thành cục máu đông gây đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim, nguy cơ tử vong cao.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn