Người sống thọ nhất mà chúng ta từng biết đến là Jeanne Louise Calment, một phụ nữ Pháp sinh năm 1875 và mất năm 1997. Ở thời điểm mà Calment được sinh ra, con người còn chưa phát minh được radio. 122 năm sau khi bà mất, đã có khoảng 70 triệu người dùng internet.
Cụ bà Jeanne Louise Calment sinh năm 1875 và mất năm 1997 ở tuổi 121
Calment là người chứng kiến lịch sử dài nhất nhân loại, với những thành tựu khoa học kỹ thuật trải dài từ nửa đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (1850-1914) cho đến hết cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (1969-1997).
Trong khi tuổi thọ trung bình của cả thế giới vẫn tiếp tục tăng, tin buồn là kỷ lục của bà Calment rất khó bị phá vỡ. Các nhà khoa học cho biết con người bị giới hạn bởi một độ tuổi sinh học, không vượt quá 115.
Nếu theo xác xuất hiện tại, ít nhất phải 10.000 năm nữa, loài người mới được chứng kiến một thành viên sống tới 125 tuổi.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ trường Đại học Y Albert Einstein. Trong đó, họ đã phân tích dữ liệu nhân khẩu học của 41 quốc gia trên thế giới. Phải nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, tuổi thọ của loài người mới chỉ tăng mạnh trong vài trăm năm trở lại đây.
Điều này có được nhờ phần lớn vào những tiến bộ của y học. Sự ra đời của thuốc kháng sinh, các chiến dịch tiêm chủng và các biện pháp giảm tử vong khi sinh đã mở ra rất nhiều cơ hội mới. Y học phát triển giúp chúng ta ngăn chặn được nhiều ca tử vong sớm và đảm bảo rằng mọi người luôn có cơ hội trải nghiệm những năm tháng tuổi già.
Trong nhiều năm sau đó, mặc dù những tiến bộ y học và gia tăng tuổi thọ đã chậm lại, chúng ta vẫn thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở người già. Điều đó có nghĩa là ngày sẽ càng có nhiều người sống thọ hơn và thọ lâu hơn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng: Cho tới năm 1980, chúng ta đã đối mặt với một thứ gì đó, có vẻ như là một giới hạn trong tuổi thọ.
Trong khi ngày càng có nhiều người sống trên 80-100 tuổi, số người sống trên 110 tuổi giảm xuống gần mức 0
"Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy rõ ràng thời gian của cuộc sống bị giới hạn", các tác giả viết. Trong khi tỷ lệ phần trăm người sống đến 70 tuổi đã tăng lên rất nhiều kể từ những năm 1900. Mặc dù vậy, điều tương tự không xảy ra ở những người sống trên 100 tuổi và đến năm 110 của cuộc đời, tỷ lệ này giảm đến xuống gần mức 0.
Các nhà nghiên cứu cũng phân tích dữ liệu từ Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản trong Cơ sở dữ liệu quốc tế về tuổi thọ, để theo dõi "những người sống siêu thọ". Trong tập dữ liệu đó, họ phát hiện tuổi thọ cao nhất ở hầu hết các quốc gia đều dừng lại vào năm 1995, trước khi bà Calment qua đời.
Sau tất cả, họ tính được xác định xác suất mà một ai đó sẽ sống đến 125 tuổi ở bất cứ thời điểm nào. Xác xuất này nhỏ hơn 0,0001. Hay nói cách khác: Người 125 tuổi chỉ xuất hiện sau mỗi 10.000 năm.
Những tiến bộ y học có thể giúp chúng ta sống lâu hơn?
Câu trả lời của các nhà khoa học là: Không. Giả thuyết họ đưa ra nói rằng, ngay cả khi chúng ta có thể khiến 100% những ca sinh không tử vong, chữa được bách bệnh trong cuộc đời, hầu như toàn bộ chúng ta vẫn sẽ phải chết trước năm 115 tuổi vì lão hóa.
Giới hạn trong tuổi thọ của chúng ta không phải vấn đề sức khỏe nữa, đó là cách mà cơ thể chúng ta được tạo ra. Các DNA của con người tích tụ những tổn thương, khiến các cơ quan nội tạng bắt đầu làm việc kém hiệu quả, và cuối cùng sụp đổ ở một thời điểm nào đó.
Các tác giả đề xuất đây là "giới hạn tự nhiên" được định sẵn cho tuổi thọ của chúng ta, một "sản phẩm phụ vô ý" của sinh học. Và để phá vỡ được giới hạn tự nhiên ấy, con người phải thay đổi được di truyền cơ bản của mình.
Trong một lĩnh vực đang phát triển được gọi là y học tái sinh, các nhà khoa học đang cố gắng làm điều đó. Tuy nhiên, kết quả đến nay còn rất hạn chế. Họ đã thay đổi DNA của giun, chuột và ruồi để tăng tuổi thọ, nhưng điều tương tự đối với con người vẫn còn là một giấc mơ xa vời.
Có lẽ, chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian rất lâu nữa, để một ai đó phá vỡ được kỷ lục của cụ bà Calment.