Bệnh sán máng là gì?
Bệnh sán máng (Schistosomiasis/Bilharzia hay Snail fever) do ký sinh trùng thông qua trung gian ốc truyền bệnh nước ngọt (fresh water snails) nhiễm ấu trùng của 1 trong 5 loài sán Schistosoma spp thường được phát hiện và ghi nhận chủ yếu ở các vùng có thời tiết khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
Sán máng lây truyền thông qua phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với các nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nặng như ao, hồ, sông, đập có ốc cư trú mang ký sinh trùng. Bơi lội, tắm, câu cá và thậm chí một số công việc lặt vặt như chăm sóc gia súc, giặt giũ cũng có thể đưa người ta vào nguy cơ nhiễm bệnh.
Biểu hiện của bệnh sán máng
Ấu trùng sán máng xuyên qua da, gây những điểm xuất huyết nhỏ, vài ngày sau khi nổi mẩn từng đám. Ở những bệnh nhân nhiễm nhiều có tính chất nhiễm độc như nhức đầu, đau các chi, rét run, ban đêm đổ mồ hôi, bạch cầu ái toan tăng, có thể tăng 20-60%. Khi sán đẻ trứng, tùy từng loài sán mà biểu hiện lâm sàng khác nhau:
Đối với loài S. hamatobium, triệu chứng tiết niệu là nổi bật, có thể đái máu kèm theo đái rắt, đái buốt. Đôi khi không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ sốt nhẹ thoáng qua, nổi mày đay, có trường hợp đái máu, phân máu nặng rồi tử von
Đối với loài S. mansoni, triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu do ruột bị loét, gan lách to giống như hội chứng Banti, kèm theo sốt, thiếu máu nặng, sa trực tràng
Đối với loài S. japonicum, triệu chứng chủ yếu là gan rất to và xơ hóa, lách to và đau. Giai đoạn cuối xuất hiện cổ trướng.
Triệu chứng của bệnh sán máng
Nếu nhiễm sán máng cấp tính (gọi là sốt Katayama fever) có thể xuất hiện một vài tuần sau khi sán máng xâm nhập cơ thể người, nguyên nhân thường do S. mansoni và S. japonicum. Các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi loài ký sinh và giai đoạn của bệnh bao gồm:
- Một số loài có thể gây sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, gan lách to.
- Khi xâm nhập vào da, nó có thể gây ngứa và phát ban.
- Các triệu chứng đường ruột bao gồm đau bụng và tiêu chảy (có thể đại tiện ra máu).
- Các triệu chứng tiết niệu bao gồm đi tiểu thường xuyên, tiểu gắt buốt và tiểu máu.
- Đa số bệnh sán máng là mạn tính, tuy nhiên bất kể có triệu chứng ban đầu hay không thì bệnh vẫn tiến triển nghiêm trọng gây hại các bộ phận cơ thể. Sán máng mạn tính có thể bao gồm một loạt các triệu chứng, tùy thuộc vào khu vực nhiễm trùng.
- Sán máng tiêu hóa: có thể gây thiếu máu, đau và sưng bụng, tiêu chảy và máu trong phân.
- Sán máng tiết niệu: gây kích ứng bàng quang (viêm bàng quang), đau khi đi tiểu, tăng cảm giác mót tiểu và máu trong nước tiểu.
- Tim và phổi: gây ho dai dẳng, thở khò khè, khó thở và ho ra máu.
- Hệ thống thần kinh và não: có thể gây co giật, đau đầu, suy nhược, tê ở chân và chóng mặt.
Phân loại sán máng
Một số loài sán máng có thể gây nhiễm trên người và xếp theo phân loại ICD-10:
Một số loài sán máng có thể gây nhiễm trên động vật:
- S. bovis thường nhiễm trên gia súc, cừu, dê ở châu Phi, vài nơi ở châu Âu và Trung Đông;
- S. mattheei thường nhiễm trên gia súc, cừu và dê ở Trung và Nam Phi;
- S. margrebowiei thường nhiễm trên linh dương, trâu và linh dương Trung và Nam Phi;
- S. curassoni thường nhiễm trên gia súc và vật nuôi ở Tây Phi đã có báo cáo;
- S. rodhaini thường nhiễm trên các loài gặm nhấm và động vật ăn thịt ở Trung Phi.
Tùy theo loài, sán máng trưởng thành ký sinh ở đường ruột hoặc trong hệ niệu sinh dục.
+ Loài sán máng Schistosoma spp. ký sinh ở đường ruột (S. intercalatum, S. japonicum, S. mansoni, S. mekongi), thành giun trưởng thành, ký sinh ở tĩnh mạch mạc treo tràng trên và trứng xuyên qua thành ruột và theo phân ra ngoài.
+ Loài S. haematobium gây bệnh ở đường niệu sinh dục, cư trú trong tĩnh mạch đường tiết niệu và trứng theo nước tiểu ra khỏi cơ thể. Sán trưởng thành đôi khi được tìm thấy ở các vị trí khác (lạc chỗ), ngoài đường ruột hoặc ung thư đường niệu sinh dục, nhất là bàng quang (hình dưới minh họa). Đây cũng là hai trong số các loại ký sinh trùng có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư ở người, bên cạnh với sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverinii gây ung thư biểu mô đường mật (cholangiocarcinoma).
+ Phân bố và sự lan truyền bệnh phụ thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh cụ thể và các hoạt động của con người làm nguồn nước nhiễm ấu trùng sán máng.
Các loài ốc trung gian truyền bệnh sán máng có thể là các loài trong giống Biomphalaria spp. (S. mansoni), hay Bulinus spp. (S. haematobiumand, S. intercalatum), hay Neotricula spp. (S. mekongi) và Oncomelania spp. (S. japonicum).
Triệu chứng và dấu chứng
Hơn tất cả các bệnh lý liên quan đến ký sinh trùng, sán máng là một bệnh cấp và mạn tính. Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng không triệu chứng, thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng là các dấu chứng hay gặp tại các vùng lưu hành bệnh. Nhiễm sán máng cấp tính (gọi là sốt Katayama's fever) có thể xảy ra vài tuần sau khi nhiễm bệnh đầu tiên, đặc biệt bởi loài S. mansoni và S. japonicum. Đặc điểm lâm sàng bao gồm:
- Đau bụng không rõ ràng hoặc đôi khi quặn;
- Ho, dị ứng (phù mạch thần kinh, nổi mề đay, hạch to và tăng bạch cầu eosin);
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đôi khi táo bón và đại tiện phân có máu (hay gặp);
- Tăng BCAT rất cao, đôi khi giai đoạn nặng có biểu hiện giảm các dòng tế bào máu rất nặng;
- Sốt có thể sốt thành từng đợt, kèo dài vài tuần đến tháng;
- Suy nhược, bụng ỏng;
- Gan lách lớn, có thể xuất hiện tuần hoàn bàng hệ hoặc có triệu chứng xơ gan;
- Đau nhức bộ phận sinh dục, các tổn thương làm tăng dễ nhiễm các mầm bệnh virus HIV.
- Đôi khi chúng ta có thể gặp các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (lạc chỗ): bệnh lý u hạt ở não (cerebral granulomatous disease) do trứng của sán máng S. japonicum lạc chỗ trên não, tổn thương u hạtbao quanh trứng trong tủy sống do sán S. mansoni và S. haematobium có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang (transverse myelitis) kèm theo liệt mềm.
- Nếu nhiễm trùng tiếp tục có thể dẫn đến các phản ứng u hạt và xơ hóa tại các cơ quan thương tổn và khi đó biểu hiện các triệu chứng, bao gồm:
+ Bệnh polype đại tràng với tiêu chảy có máu, thường do sán Schistosoma mansoni;
+ Tăng áp lực tĩnh mạch cửa với biểu hiện triệu chứng nôn ra máu và lách lớn (chủ yếu do S. mansoni, S. japonicum);
+ Viêm bàng quang và và viêm niệu đạo (S. haematobium) với triệu chứng tiểu ra máu, có thể tiến triển dẫn đến ung thư bàng quang. Chẩn đoán ung thư bàng quang thường gia tăng lên trong các vùng nhiễm nặng, khi chụp bằng hiển vi ánh sáng, cho thấy trong lòng các bàng quang các chùm trứng sán vây lấy và thâm nhiễm nhiều bạch cầu ái toan;
+ Tăng áp lực tĩnh mạch phổi (chủ yếu S. mansoni, S. japonicum, hiếm gặp hơn là S. haematobium);
+ Viêm cầu thận và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Nguồn Tài Liệu: Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Hồ Chí Minh