BỆNH KÝ SINH TRÙNG SÁN NHÁI CÓ THỂ GÂY XUẤT HUYẾT NÃO!

BỆNH KÝ SINH TRÙNG SÁN NHÁI CÓ THỂ GÂY XUẤT HUYẾT NÃO!

Đặc điểm ấu trùng sán nhái

- Sán Diphyllobothrium erinacei thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu, gọi là Sparganum, khi gây bệnh, bệnh gọi làSparganose hoặc Sparganosis. 

- Bệnh sán nhái có vật chủ chính là các loài súc vật như động vật ăn thịt (chó, mèo hoặc động vật hoang dại).

- Sán nhái trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của các vật chủ đó. 

- Sparganum là tên gọi chung cho các ấu trùng có dạng nang hình sâu của các loài Spirometra spp. Loài Sparganum mansonoides phổ biến ở Mỹ, Sparganum mansoni lưu hành ở vùng Đông Nam Á, châu Á và loài Sparganum proliferum hiếm gặp hơn ở trên thế giới.

Cấu trúc đại thể

- Sán nhái rất giống con sán dải D.latum nhưng kích thước nhỏ hơn về chiều dài và rộng, khoảng 110cm x 0.8cm khi tìm thấy các sán nhái này trên chó (Lee và cs.,1990). Mỗi segment của sán rộng hơn chiều dài và được tìm thấy các chấm màu đen trong tử cung dọc theo các đốt sán (proglottids) của strobia trên tiêu bản đại thể.

- Ấu trùng sán nhái Sparganum có hình dáng giống như dải băng hẹp màu trắng ngà, mờ đục. Chiều dài từ 3-50 cm, rộng chỉ vài mm. Phần cuối phía trước to và có một đường rãnh.

- Về hình thể, không xác định được đầu, không có các tổ chức nội tạng. Dưới sự phóng đại của kính hiển vi có thể thấy những hạt vôi hóa, ống bài tiết, thớ cơ và dây thần kinh trong chất đệm nhu mô xốp. Thành cơ thể bao gồm lớp vỏ được bao phủ bằng lớp nhung mao, hai lớp cơ và một hàng tế bào vỏ hướng xuyên tâm. Bề mặt trên của vỏ xuất hiện đốt giả như cơ ngang.

Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh của sán nhái có thể dao động từ 20 ngày đến 3 năm.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh sán nhái lệ thuộc vào cơ quan hoặc mô nào trong cơ thể người bị tác động, ảnh hưởng. Các mô dưới da là thường gặp nhất khi nhiễm ký sinh trùng này, nhưng các tạng và nhãn cầu nếu bị sẽ nguy hiểm và nếu có đôi khi sán nhái có thể gây bệnh ở não (hiếm gặp).

 Giai đoạn ấu trùng di chuyển sớm trong quá trình phát triển của chúng thường không gây triệu chứng gì, nhưng khi chúng đến vị trí cuối cùng và bắt đầu phát triển, nó bắt đầu gây ra triệu chứng, tạo phản ứng viêm, đau trong các mô xung quanh.

Các thể lâm sàng:

Bệnh ấu trùng sán nhái thể mắt (Ocular sparganosis)

  • Bệnh sán nhái ở mắt có hình ảnh đặc biệt và lâm sàng đặc trưng cho bệnh sán nhái.
  • Các triệu chứng sớm gồm:

+Đau mắt

+ Chảy nước mắt sống (epiphora) và/ hoặc sa mi mắt (ptosis).

+ Các triệu chứng khác gồm phù quanh ổ mắt và /hoặc sưng phù tương tự dấu Romana trong bệnh loét giác mạc lộ ra.

+ Các triệu chứng hay gặp nhất là một khối tổn thương trong mắt, nếu không điều trị thì bệnh sán nhái ở mắt có thể dẫn đến mù.

  • Khi ấu trùng sán vào trong mắt tạo ra một phản ứng căng nhức, nhất là phù quanh nhãn cầu, có thể đến mù nếu không can thiệp kịp thời vì ký sinh trùng di chuyển vào đến kết mạc và vào trong ổ mắt.
  • Trong các mô ở ổ mắt, ấu trùng nằm lại phía cực sau gây phản ứng viêm, dẫn đến lồi mắt và thị lực bị ảnh hưởng, một số ca có loét giác mạc. Nói chung thể này thường gây đau mắt, nhức, kích thích, loét giác mạc chảy nước mắt, sưng phù đáng kể mi mắt.
  • Biểu hiện thể mắt thường là sau 1 tuần với biểu hiện mắt bị sưng, đỏ, giảm thị lực và đôi khi chảy nước mẳt ắt dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác, nhất là các rối loạn tổn thương giác mạc, khiến thầy thuốc nếu không nghĩ đến dễ chẩn đoán muộn và điều trị không kịp thời, ngay cả người bệnh tự ý dùng thuốc điều trị cho chính mình bằng một số thuốc dung dịch nhỏ mắt.
  • Đến khi đi khám và xét nghiệm chuyên khoa mới phát hiện ra bệnh là do loài ấu trùng sán nhái S. erinacei. Bệnh có thể gây tổn thương và nhiễm trùng lan rộng đến nhãn cầu và hốc mắt và nếu có thể bội nhiễm đi kèm thì bệnh thêm trầm trọng.

Bệnh ấu trùng sán nhái ở não (Cerebral sparganosis)

Thể bệnh này đặc trưng bởi các cơn động kinh cục bộ, lú lẫn, suy nhược, nhức đầu, giảm trí nhớ, hôn mê, sốt, dị cảm, yếu vận động, và một số triệu chứng khác ở thần kinh trung ương.

 Thể này thường liên quan đến một bán cầu não, đặc biệt thùy trán đỉnh (frontoparietal lobes), trong một số ca lan rộng đến tiểu não. Bệnh có thể gây nên xuất huyết não.

Nhiều nốt hình thành riêng rẽ dưới da có thể xuất hiện và biến mất theo thời gian. Các nốt thường ngứa, sưng phồng, đỏ lên và có di chuyển, thường kèm theo phù đau. Động kinh, co giật, dị cảm nửa thân mình và nhức đầu cũng là các triệu chứng thường gặp của bệnh sán nhái, đặc biệt bệnh sán nhái thể não và tăng bạch cầu ái toan cũng là dấu chứng cận lâm sàng hay thấy trên các ca như thế.

Bệnh ấu trùng sán nhái ở sinh dục tiết niệu (Urogenital sparganosis).

Trong bệnh sán nhái sinh dục, các nốt dưới da xuất hiện tại vùng háng, âm hộ hay bìu giống như khối u.

Bệnh ấu trùng sán nhái ở hệ tiêu hóa (Gastrointestinal sparganosis).

Bệnh sán nhái có thể gây tắc ruột và sán có thể tìm thấy và lấy ra được từ thành ruột, mô vú, bìu, mào tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang, khoang bụng, tim.

Bệnh ấu trùng sán nhái ở hệ hô hấp (Pleuropulmonary sparganosis).

Bệnh sán nhái có thể di chuyển gây kích ứng, khiến bệnh nhân ho khan, không có đờm, giống như hội chứng Loffler, gây thương tổn ở màng phổi và nhu mô phổi.

Bệnh ấu trùng sán nhái ở da niêm mạc (Mucocutaneous sparganosis)

Ấu trùng sán thường phát triển thành các nốt bất thường đường kính 1-2 cm và các mô xung quanh có biểu hiện đau, phù. Các u, nhú, bướu nhỏ này có thể tồn tại vài tháng đến vài năm mà không có triệu chứng gì, rồi đột nhiên đau.

Một vài bệnh nhân cho biết có các u hạt, nốt nhỏ di chuyển trong nhiều năm. Bệnh có các thể hay gặp đơn hoặc nhiều thể cùng lúc.

Phát hiện chuẩn đoán bệnh

- Bệnh sán nhái chẩn đoán điển hình sau khi gắp bỏ sán ra khỏi thương tổn, mặc dù nhiễm trùng có thể được chẩn đoán thông qua các chỉ số bạch cầu ái toan hay nhìn thấy sán trong nhu mô thương tổn.

- Nếu sinh thiết thành công và quy trình phẩu tích không khả thi, sử dụng test ELISA tìm kháng thể kháng sán nhái. Về mặt lý thuyết, chẩn đoán trước phẩu thuật có thể xác định chẩn đoán với bệnh sử có phơi nhiễm mầm bệnh, thương tổn ấu trùng di chuyển, đau, có xuất hiện nốt dưới da.

- Sán nhái thường biểu hiện một nốt đơn độc, trong khi đó nhiễm trùng sán dây khác như ấu trùng sán dây lợn có thể biểu hiện nhiều nốt. Nhìn chung, chẩn đoán trước khi phẩu thuật là rất hiếm.

Chuẩn đoán phân biệt

Trong một số trường hợp không điển hình, có thể thầy thuốc đặt ra nhiều bệnh lý khác để chẩn đoán phân biệt dựa trên vị trí từng cơ quan, mô khác nhau trên cơ thể con người.

Nguồn Tài Liệu: Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng Hồ Chí Minh

 

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn