Bệnh giang mai lây qua đường tình dục thường bắt đầu với những dấu hiệu này

Trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh giang mai không được nhiều người chú ý dù con số mắc đang ngày càng gia tăng. Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, những trường hợp mắc bệnh tăng tới 18% từ năm 2015 đến 2016.

Riêng với phụ nữ, con số này tăng gần 36% và 28% các trường hợp mắc bệnh giang mai là truyền từ mẹ sang con.

benh giang mai lay qua duong tinh duc thuong bat dau voi nhung dau hieu nay - anh 1

Quan hệ tình dục kém lành mạnh sẽ dẫn đến bệnh giang mai.

Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra, giang mai có thể tiến triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời. Theo Ghanem, bác sĩ kiêm tiến sĩ y khoa tại Trường Đại học y Johns Hopkins, trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bị phơi nhiễm, vi khuẩn có thể tàn phá khắp cơ thể người bệnh. Chúng tiếp cận tới các hạch bạch huyết, được vận chuyển đi khắp cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương và bộ não.

Bệnh giang mai lây truyền qua hậu môn, âm đạo, oral sex hoặc thậm chí là hôn rất dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng khó chịu.

Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản mọi phụ nữ nên biết và lưu ý:

Xuất hiện vết loét

Pritish Tosh, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Viện Mayo cho biết, dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là sự hiện diện của những vết loét nhỏ. Khác với tình trạng mụn rộp sinh dục, các vết đỏ này không gây đau đớn. Chúng xuất hiện do vi khuẩn giang mai tấn công cơ thể và gây nhiễm trùng ở miệng, xung quanh âm đạo hoặc hậu môn.

Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người khi tiếp xúc với các vết loét. Hệ miễn dịch thường có thể loại bỏ chúng trong khoảng 3-6 tuần nếu không điều trị. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu.

benh giang mai lay qua duong tinh duc thuong bat dau voi nhung dau hieu nay - anh 2

Khác với tình trạng mụn rộp sinh dục, các vết đỏ này không gây đau đớn.

Phát ban

Khi các vết loét lành lại sau 4-6 tuần, vi khuẩn giang mai trong cơ tăng cao khiến hệ miễn dịch gặp khó khăn để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sốt, đau họng, nhức đầu, rụng tóc, sụt cân, đau nhức toàn thân và mệt mỏi.

Trong giai đoạn này, người bệnh cũng có xu hướng nổi ban đỏ hoặc nâu nhưng không ngứa. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, chúng thường xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Không triệu chứng

Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tiến đến giai đoạn tiềm ẩn. Linda Anegawa, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health 360 lưu ý, vi khuẩn có khả năng ẩn dấu trong các bộ phận trên cơ thể như não, mạch máu và một số loại tế bào. Dù không gây bất kỳ triệu chứng nào, chúng vẫn hiện diện ở đó.

Chỉ có khoảng 60% trường hợp có thể sống sót qua giai đoạn này. 40% người còn lại gặp phải các biến chứng liên quan tới nhiễm trùng, tác động tới các bộ phận trên cơ thể.

benh giang mai lay qua duong tinh duc thuong bat dau voi nhung dau hieu nay - anh 3

Nếu không điều trị, bệnh giang mai sẽ tiến đến giai đoạn tiềm ẩn.

Vấn đề về não và tủy sống

Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila cho biết, giai đoạn cuối của bệnh giang mai khá hiếm gặp, xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5-40 năm sau khi mắc bệnh không điều trị. Nhiễm trùng tác động tiêu cực tới não, thần kinh, mạch máu, xương và khớp. Triệu chứng có thể bao gồm gặp các vấn đề của não và tủy sống, đột quỵ, thay đổi nhân cách, mất trí nhớ hoặc gặp khó khăn khi đi bộ.

Những người sở hữu hệ thống miễn dịch kém, nhiều tuổi hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV có nguy cơ cao gặp phải đối mặt với giai đoạn cuối của bệnh giang mai.

Biện pháp điều trị

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán bệnh giang mai. Kenneth Peters, giám đốc y khoa tại Bệnh viện Northern California Headache ở Mountain View lưu ý, phụ nữ mang thai cần được kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa thai nhi nhiễm bệnh.

benh giang mai lay qua duong tinh duc thuong bat dau voi nhung dau hieu nay - anh 4

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán bệnh giang mai.

Phát hiện các triệu chứng càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị. Kháng sinh penicillin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng trong mọi giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này không thể hồi phục những tổn thương do vi khuẩn giang mai gây nên. Nếu bị dị ứng với penicillin, các bác sĩ có thể kê thuốc khác như doxycycline, tetracycline hoặc ceftriaxone cho các trường hợp nghiêm trọng.

Hơn nữa, bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết loét biến mất và hoàn tất quá trình điều trị.

Tin cùng chuyên mục

12 điều về bệnh tình dục bất cứ ai cũng phải biết để cứu sống chính mình

12 điều về bệnh tình dục bất cứ ai cũng phải biết để...

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng và nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm ung thư, mù lòa, dị tật bẩm sinh và thậm chí tử vong.

[ Xem thêm ]
Bệnh giang mai lây qua đường tình dục thường bắt đầu với những dấu hiệu này

Bệnh giang mai lây qua đường tình dục thường bắt đầu...

Nếu không nhận biết những dấu hiệu này kịp thời, bệnh giang mai sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.

[ Xem thêm ]
Nguyên nhân gây chuột rút sau khi quan hệ

Nguyên nhân gây chuột rút sau khi quan hệ

Nam giới bị căng cơ, viêm ruột, đường tiết niệu hoặc bệnh tình dục; nữ do u xơ, u năng, viêm âm đạo hoặc tử cung nghiêng.

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục dễ bị bỏ qua

Những dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục dễ bị...

Nếu đã có quan hệ tình dục và cơ thể bạn có những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị ngay, tránh những hậu quả xấu.

[ Xem thêm ]
Những dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh lậu - bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm

Những dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh lậu - bệnh...

Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khó phát hiện nhất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết phụ nữ mắc bệnh lậu đều không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

[ Xem thêm ]
Những điều cần lưu ý trước khi đi khám bệnh

Những điều cần lưu ý trước khi đi khám bệnh

Cho dù bạn đi khám bệnh chỉ là để tiến hành một số loại xét nghiệm thông thường, thì bạn cũng nên biết một số điều dưới đây.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn