Ăn trứng sai cách hoặc chế biến sai phương pháp gây phản tác dụng:
Thêm đường, xì dầu vào trứng
Rất nhiều người thích cho thêm đường khi chế biến các món ăn liên quan đến trứng. Kỳ thực, hai thứ này khi được nấu chung do tác dụng của nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại vật chất gọi là lysine, làm phá hủy thành phần amino acid hữu ích trong trứng đối với cơ thể con người. Do lysine có tác dụng đông máu nên sau khi vào cơ thể sẽ gây hại.
Ngoài ra, trong nhiều bữa ăn sáng, món bánh mì trứng ốp la ăn kèm xì dầu được nhiều người lựa chọn và ưa thích. Tuy nhiên trên thực tế, trypsin có trong xì dầu khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ gây tổn thất thành phần dinh dưỡng, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của cả hai chất này. Do vậy, cơ thể sẽ không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng khi chọn cách ăn như vậy
Trứng gà chưa nấu chín
Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.
Ăn trứng gà và đậu tương
Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
Nhiều người ăn trứng và uống sữa vào buổi sáng, tuy nhiên điều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng
Ăn trứng khi đói bụng
Khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời, trong một thời gian ngắn mà tích lũy quá nhiều protein thì trong quá trình phân giải sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất có hại như ure, ammoniac… gây bất lợi cho sức khỏe của cơ thể.
Trứng chiên, trứng nấu lá trà
Trứng chiên là món ăn mà rất nhiều người ưa thích, đặc biệt kiểu chiên cháy cạnh vàng ruộm. Tuy nhiên có thể bạn không biết rằng, phần cạnh bị cháy này sẽ khiến protein cao phân tử có trong lòng trắng trứng biến thành axit amin phân tử thấp. Loại axit amin này trong môi trường nhiệt độ cao có thể hình thành vật chất hóa học gây ung thư.
Chiên trứng quá cháy có nguy cơ mắc ung thư cao
Ngoài ra, món trứng nấu lá trà cũng không phải là món ăn được khuyến cáo. Mặc dù món ăn này không phổ biến nhưng bạn cũng cần biết rằng trứng chế biến với lá trà sẽ khiến vật chất axit hóa trong lá trà kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng sẽ gây tác dụng phụ là kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Không rửa sạch trứng trước khi chế biến
Theo các BS, trên bề mặt vỏ trứng có những lỗ khí nên các vi khuẩn, vi rút, bụi, nấm mốc có thể thẩm thấu vào bên trong quả trứng gây hại cho cơ thể.
Gà, vịt khi đẻ trứng ra trên bề mặt vỏ có một lớp nhầy để bảo vệ, nhưng lớp màng nhầy này lại rất dễ bị dính phân. Trong phân gia cầm có chứa rất nhiều vi khuẩn khác nhau, trong đó có cả Salmonella.
Khi ăn vào cơ thể có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc tiêu chảy , ói mửa , buồn nôn xuất hiện sau 12 - 36 giờ sau ăn trứng bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng thường kéo dài từ 2 - 7 ngày.
Không tích lũy trứng quá 4 tuần trong tủ lạnh
Trứng gia cầm của nhà sau khi đẻ, rửa sạch để ráo nước có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 tuần. Không nên để trứng trong tủ quá lâu sẽ hỏng và biến chất.
Đối với trứng mua ngoài chợ, mua ngày nào nên ăn ngày đó không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi vì, trứng bán ngoài chợ chúng ta không biết được có phải trứng gia cầm mới đẻ hay không. Trứng bán ngoài chợ, phơi nắng độ đảm bảo tươi cũng không còn.
Ăn trứng sai cách cụ thể là ăn trứng gà ngay sau khi ăn quả hồng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày, ruột cấp tính.Ăn quá nhiều trứng gà có thể gây ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.