Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu Tạo hình Bệnh viện Sài Gòn ITO chia sẻ: “Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ nhỏ rất dễ bị bỏng nước nếu như người lớn không để ý tới. Vì bản thân trẻ không biết được những mối nguy hiểm từ những vật dụng chúng đang muốn khám phá: Cốc nước nóng, tô cháo nóng, bình nước nước nóng lạnh, thau nước nóng, nồi canh… đều tạo ra nguy cơ gây bỏng cho trẻ.
Bỏng nước sôi ở trẻ thường chỉ ở độ 2 là bỏng sâu. Tuy nhiên, ngay từ lúc đầu, trẻ nhỏ không được điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn tới vết thương bị ăn sâu vào bên trong dễ nhiễm trùng thậm chí là bội nhiễm”.
Vậy cha mẹ cần làm gì trong trường hợp này?
Cha mẹ hãy cẩn thận cởi quần áo ướt cho con để không gây hại vùng bị bỏng. Sau đó, xem con đangbị bỏng ở mức độ nào và có biện pháp sơ cứu kịp thời.
Nếu trường hợp bé bị bỏng nước sôi ở tay, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa trẻ ngay tới vòi nước xả rửa (tuyệt đối không xả nước đá) vào vùng da bị bỏng.
Bỏng độ 1 và 2
Triệu chứng:
- Bỏng độ 1: Đỏ ở vùng da bị bỏng
- Bỏng độ 2: Nỏi vùng nước trên da bị bỏng
Sơ cứu ban đầu:
- Ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh 15 phút
- Chườm túi đá vô trùng vào vết thương
- Để khô vùng da bị bỏng và quấn băng vô trùng
- Uống thuốc giảm đau
- Gọi hỏi ý kiến của bác sĩ
Bỏng độ 3
Triệu chứng:
- Tổn thương các mô da (cơ bắp, dây chằng)
- Vết bỏng đỏ sâu
- Mụn nước xung quanh vết thương
Bỏng độ 4
Triệu chứng:
- Tổn thương các mô sâu dưới da (cơ bắp, gân và xương)
- Trạng thái sốc nhiệt
Sơ cứu ban đầu:
- Gọi xe cấp cứu ngay lập tức
- Cho trẻ uống nước khoáng
- Cho trẻ uống thuốc giảm đau
Những điều tuyệt đối không được làm
- Bôi chất béo hoặc dầu vào vết bỏng
- Chọc, làm vỡ mụn nước
- Bôi các loại thuốc chứa cồn vào vết bỏng