Thời tiết nắng nóng tại TPHCM có thể tiếp tục kéo dài trong mấy ngày tới. cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi đưa con trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h - 14h, vì đây là thời điểm có chỉ số tia cực tím cao nhất. Trẻ cần phải mặc áo khoác, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, để bảo vệ da khỏi ánh nắng.
Các loại mắt kiếng chống tia tử ngoại cho bé khi đi đường không bao giờ là thừa, bởi nếu không có nắng, cũng có thể bảo vệ mắt bé khỏi dị vật, luồng gió làm khô, khó chịu vùng mắt
Nếu bị tia cực tím chiếu vào mắt liên tục, trẻ có thể bị rối loạn thị giác, giảm thị lực, mắc các bệnh về mắt do các tế bào bao bọc nhãn cầu bị phá huỷ. Các loại mắt kiếng chống tia tử ngoại cho bé khi đi đường không bao giờ là thừa, bởi nếu không có nắng, cũng có thể bảo vệ mắt bé khỏi dị vật, luồng gió làm khô, khó chịu vùng mắt...
Thông thường, nhiều phụ huynh ít để ý đến vùng mắt của trẻ khi đi ra đường. Các bác sĩ cho biết, tia cực tím gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mắt, đặc biệt là ở trẻ em khi không được đeo kiếng bảo hộ. Không phải chỉ khi nhìn thẳng lên mặt trời mới gây hại cho mắt, mà tia cực tím phản chiếu từ mặt đường, tường xi măng, nước, cửa kiếng… cũng cực kì nguy hiểm.
Phụ huynh cần lưu ý thêm, tia cực tím - UV có nhiều loại, trong đó tia UVA có thể xuyên qua cửa kính, kính xe. Vì thế khi đưa trẻ ra ngoài bằng ô tô giữa trời nắng gắt cũng phải tránh chỗ ngồi bị hắt nắng, cần có biện pháp che chắn phù hợp, hoặc dùng kem chống nắng, khẩu trang cho bé.
Thời tiếng nắng nóng, độ ẩm trong không khí tăng cao, là môi trường tốt cho vi khuẩn, vi rút phát triển khiến dịch bệnh bùng phát
Nắng nóng dễ phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm
ThS.BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thời tiếng nắng nóng, độ ẩm trong không khí tăng cao, là môi trường tốt cho vi khuẩn, vi rút phát triển khiến dịch bệnh bùng phát. Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, rôm sảy, sởi, nhiễm siêu vi,… Hiện tại, đang vào mùa bệnh sởi bùng phát, đã có bệnh nhân tại Hà Nội bị biến chứng viêm não do sởi. Do đó, phụ huynh phải hết sức cẩn thận, đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để tăng miễn dịch cho trẻ trước nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm.
Về việc phòng ngừa nhiễm bệnh trong mùa nắng nóng, bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh và trẻ cần giữ thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đùa, đi vệ sinh, trước khi ăn, và bất cứ lúc nào cảm thấy tay bị bẩn. Hành động đơn giản này sẽ giúp trẻ loại bỏ được nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm lây dính trên đôi bàn tay.
Khi đưa trẻ ra ngoài giữa trời nắng gắt cần có biện pháp che chắn phù hợp, hoặc dùng kem chống nắng, khẩu trang cho bé.
Mùa nắng nóng, điều thiết yếu nhất là phải cung cấp đầy đủ nước cho trẻ, để bồi hoàn lượng nước mất đi khi đổ mồ hôi. Có thể dùng thêm nước ép trái cây cho trẻ lớn, để tăng cường thêm vitamin và khoáng chất. Nắng nóng, thức ăn rất dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn, cha mẹ cần biết cách bảo quản và tốt nhất không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để lâu, chưa nấu chín, rửa sạch,… để tránh nguy cơ bị ngộ động thực phẩm.
Không nên cho trẻ vui đùa quá lâu dưới nắng, tránh đổ mồ hôi quá nhiều gây cảm nắng, say nắng, có hại cho sức khoẻ, cũng làm trẻ yếu ớt hơn, dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm.