VIÊM THANH QUẢN CẤP TÍNH GÂY VIÊM PHỔI NGUY HIỂM

VIÊM THANH QUẢN CẤP TÍNH GÂY VIÊM PHỔI NGUY HIỂM

1. ĐỊNH NGHĨA

 Viêm thanh quản cấp tính (VTQ cấp) là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. VTQ cấp có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại: VTQ cấp ở trẻ em, VTQ cấp ở người lớn nhưng thường hay gặp ở trẻ em nhiều hơn.

2. NGUYÊN NHÂN

Tác nhân gây bnh

  • Virus thường gặp là: Influenzae (cúm), APC...
  • Vi khuẩn: S.pneumoniae (phế cầu), Hemophilus influenzae
  • Trực khuẩn bạch hầu ngày nay ít gặp.

Điu kin thun li

  • Sau một viêm đường hô hấp: bệnh mũi xoang, bệnh phổi, bệnh họng amiđan, VA ở trẻ em.
  • Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi.
  • Sử dụng giọng gắng sức: nói nhiều, hét, hát to…
  • Sặc các chất kích thích: bia, rượu…
  • Trào ngược họng, thanh quản.
  • Dị ứng.

3.CHN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Triệu chứng toàn thân: phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện gây bệnh, người bệnh có thể sốt hoặc chỉ gai sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi …
  • Triệu chứng cơ năng:
  • Thay đổi giọng nói: khàn tiếng, khóc khàn ở trẻ em, ho khan có thể có đờm nhày, người lớn không có khó thở, ở trẻ em có thể có khó thở thanh quản nhất là trong viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn.
  • Triệu chứng thực thể:
  • Khám họng: niêm mạc họng đỏ, amiđan có thể sưng.
  • Khám thanh quản bằng gương soi gián tiếp hoặc nội soi thanh quản thấy:
  • Niêm mạc phù nề, đỏ ở vùng thanh môn, tiền đình thanh quản.
  • Dây thanh sung huyết đỏ, phù nề, khép không kín khi phát âm, có xuất tiết nhày ở mép trước dây thanh.

Cn lâm sàng

  • Xét nghiệm công thức máu có thể bạch cầu tăng.
  • Chụp X Quang tim phổi để loại trừ bệnh phế quản phổi kèm theo.

Chn đoán xác định

  • Tiền sử phơi nhiễm với các nguyên nhân.
  • Khàn tiếng hoặc khóc khàn, ho khan đột ngột.
  • Khám họng thanh quản: niêm mạc họng, thanh quản và dây thanh sung huyết đỏ.

Phân loi th lâm sàng

1. Viêm thanh qun tr em

  • VTQ hạ thanh môn: là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi.
  • Bệnh thường phát hiện về ban đêm trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản. Tiếng ho cứng và ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn. Sáng dậy trẻ vẫn chơi bình thường. Cơn khó thở kiểu này còn có thể xuất hiện vào tối khác.
  • Chẩn đoán xác định dựa vào bệnh sử, soi thanh quản ống mềm.
  • Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu: Viêm và phù nề khu trú ở vùng hạ họng, co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở và thở rít, giọng khàn. Ho ông ổng, co kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn. Cơn khó thở có thể đi qua trong nửa giờ nhưng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.
  • Viêm thanh thiệt: thanh thiệt bị sưng nề, bệnh nhân có nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhều nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở tăng khi nằm ngửa thường do Hemophilus influenza.
  • VTQ bạch hầu: do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả trắng, dai, dính, bít tắc đường thở gây khó thở thanh quản nặng dần, nói khàn, kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố khiến tiên lượng rất nặng, dễ dẫn tới tử vong.

2. Viêm thanh qun người ln

  • VTQ do cúm: có thể do cúm đơn thuần hoặc kết hợp với vi khuẩn khác, gây nên các thể bệnh sau:
  • Thể xuất tiết: triệu chứng giống VTQ xuất tiết thông thường nhưng bệnh nhân có sốt, mệt mỏi kéo dài. Khám thanh quản đôi khi có điểm xuất huyết dưới niêm mạc, đó là dấu hiệu đặc hiệu của VTQ do cúm.
  • Thể phù nề: đó là giai đoạn tiếp theo của xuất tiết, phù nề thường khu trú ở thanh thiệt và mặt sau của sụn phễu. Bệnh nhân nuốt đau và đôi khi có khó thở, tiếng nói ít thay đổi.
  • Thể loét: soi thanh quản sẽ thấy những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt bị phù nề.
  • Thể viêm tấy:
  • Triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, mạch nhanh, mặt hốc hác.
  • Triệu chứng cơ năng rõ rệt: khó nuốt, đau họng, nhói bên tai, giọng khàn đặc hoặc mất hẳn, khó thở thanh quản.
  • Triệu chứng thực thể: vùng trước thanh quản viêm tấy, sưng to, ấn đau. Sau khi hết viêm bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.
  • Thể hoại tử: màng sụn bị viêm và bị hoại tử, các tổ chức liên kết lỏng lẻo ở cổ bị viêm tấy, cứng, hoặc viêm tấy mủ, thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Bệnh nhân khó nói, nuốt đau và khó thở.
  • Triệu chứng toàn thân rầm rộ. Nhiệt độ cao, mạch nhanh yếu, thở nhanh nông, huyết áp thấp, nước tiểu có Albumin, tiên lượng rất xấu, thường tử vong do phế quản viêm truỵ tim mạch.

Chn đoán phân bit

     Dị vật thanh quản: tiền sử hội chứng xâm nhập. Soi thanh khí phế quản để   chẩn đoán xác định và lấy dị vật.

4.ĐIU TR

Nguyên tc điu tr

1. Viêm thanh qun không có khó th

  • Quan trọng nhất là kiêng nói, tránh lạnh.
  • Nội khoa: thuốc kháng sinh, giảm viêm, kháng histamin H1, tiêu đờm, giảm ho…
  • Điều trị tại chỗ bằng các thuốc giảm viêm nhóm corticoid, men tiêu viêm, tinh dầu…
  • Nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải.

2. Viêm thanh qun có khó th

  • Khó thở thanh quản độ I: điều trị nội khoa.
  • Khó thở thanh quản độ II: mở khí quản cấp cứu.
  • Khó thở thanh quản độ III: mở khí quản cấp cứu kết hợp hồi sức tích cực.

Điu tr c th

Kháng sinh

  • Nhóm beta lactam: Amoxicilin, cephalexin, các cephalosporin thế hệ 1,2 như: cefadroxyl, cefaclor, cefuroxime, các thuốc kháng men betalactamse: acid clavulanic, sulbactam…
  • Nhóm macrolide: azithromycin, roxithromycin, clarythromycin…

Kháng viêm

  • Chống viêm steroid: prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone…
  • Chống viêm dạng men: alpha chymotrypsin, lysozym…

Điu tr ti ch

  • Khí dung, bơm thuốc thanh quản bằng các hỗn dịch kháng viêm corticoid (hydrococtison, dexamethason…), kháng viêm dạng men (alpha chymotrypsin…), kháng sinh (gentamycin…).
  • Xúc họng bằng các dung dịch sát khuẩn, giảm viêm tại chỗ: BBM…

H st, gim đau

Truyền dịch, paracetamol, aspirin...

Nâng đỡ cơ th

Bổ sung yếu tố vi lượng, sinh tố, vitamin, dinh dưỡng...

5. TIN TRIN VÀ BIN CHNG

  • Viêm thanh quản cấp ở người lớn không gây ra các tình trạng nguy hiểm có khả năng hồi phục tốt, nhưng ở trẻ em phải theo dõi sát vì dễ gây khó thở thanh quản, có thể ảnh hưởng đến sinh mạng.
  • Viêm thanh quản cấp có thể tiến triển thành viêm phế quản, viêm phổi nhưng hiếm gặp.

6.PHÒNG BNH

  • Giữ ấm cho trẻ em về mùa lạnh, tránh lạm dụng giọng quá sức ở người lớn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm…
  • Khi phát hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần theo dõi sát để phòng tiến triển xấu.

                                                                                                                                            Nguồn Tài Liệu Bộ Y Tế

 

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn