Chuyên khoa

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ THỂ GÂY UNG THƯ THỰC QUẢN

1. ĐỊNH NGHĨA

  • Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản.
  • Trong một tờ báo xuất bản năm 1935 Asher Winkeltein lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “viêm thực quản pepsin” Bài báo mô tả triệu chứng lâm sàng của một vài bệnh nhân mà nguyên nhân được cho là viêm thực quản thứ phát do trào ngược acid dịch vị HCl và pepsin.

2.CÁC THUT NG TRÀO NGƯỢC

  • Gastro Esophageal Reflux Disease (GERD) (trào ngược thực quản - dạ dày): biểu hiện nóng rát vùng sau xương ức.
  • Laryngo Pharyngeal Reflux (LPR) (tạm dịch: trào ngược họng - thanh quản):
  • LPR hiện diện ở 4-10% bệnh nhân đến phòng khám tai mũi họng (Koufman,1991).
  • LPR hiện diện ở 55% bệnh nhân khàn tiếng (Koufman, 2000).
  • Supra Esophageal Reflux Disease (SERD) (tạm dịch: trào ngược thực quản lan lên trên) tất cả triệu chứng LPR + viêm mũi xoang và hen.
  • Phân biệt GERD và LPR:

+ GERD gồm rối loạn chức năng cơ khít thực quản dưới.

+ LPR gồm rối loạn chức năng cơ thực quản trên và dưới.

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng “ thùng đầy nắp yếu”.

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:

● Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp...

● Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,...

● Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành...

3.CÁC BNH LÝ TAI MŨI HNG LIÊN QUAN ĐẾN TRÀO NGƯỢC

  • Viêm thanh quản sau: phù nề, sưng đỏ, phì đại biểu mô thanh môn sau.
  • Hạt, polyp, loét hoặc granuloma dây thanh.
  • Thoái hóa dạng polyp của dây thanh (phù Reinke).
  • Hẹp hạ thanh môn hoặc khí quản.
  • Carcinoma thanh quản hoặc vùng hầu.
  • Viêm họng và phù nề họng.
  • Túi thừa Zenker.
  • Mềm sụn khí quản.
  • Viêm xoang.
  • Mài mòn răng và mảng bám răng.

4.TRIU CHNG, LÂM SÀNG

  • Triệu chứng của GERD:
  • Ợ nóng: cảm giác nóng lan lên dọc sau xương ức, hạ họng hoặc mang tai.
  • Trớ: là sự ứa ngược dịch trong thực quản lên miệng.
  • Triệu chứng của LPR theo Cumming (2003)

Chẩn đoán cận lâm sàng

Do chưa có một tiêu chuẩn chẩn đoán vàng nào được áp dụng cho nên người ta dựa vào các phương pháp sau đây:

  • Chụp thực quản - dạ dày có cản quang: Trước khi có nội soi, chụp X quang thực quản là phương tiện duy nhất để chẩn đoán GERD.
  • Nội soi thực quản - dạ dày tá tràng: Nội soi là test nhạy nhất để chẩn đoán viêm thực quản trào ngược. Nội soi chẩn đoán chính xác nhất đối với các sang thương niêm mạc thực quản như viêm thực quản, loét thực quản, barrett thực quản, phát hiện và điều trị hẹp thực quản do loét, các bệnh lý ác tính khác. Nội soi cũng là cách hữu hiệu nhất để phân độ viêm thực quản, điều này quan trọng trong việc chọn lựa cách điều trị cho GERD.

5. ĐIU TR

Thuc trung hòa acid

  • Có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là: các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgit..
  • Được đánh giá không hiệu quả nhiều với LPR.

Thuc kháng th th H2

  • Kháng histamine H2 làm giảm tiết acid (Tagamet, Ranitidine, Zantac..).
  • Không hiệu quả cho LPR.

Thuc c chế bơm proton (PPI)

  • Ngăn tiết acid tốt nhất: omeprazole, rabeprazole, esoprazole, pantoprazole...
  • Chọn lựa cho LPR.

Điu tr qui ước khi nghi ng LPR

Thay đổi chế độ ăn:

  • Không ăn hoặc uống trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh ăn quá nhiều hoặc nằm sau khi ăn.
  • Tránh thức ăn chiên và quá nhiều mỡ.
  • Tránh trà, cà phê, chocolate, bạc hà và soda (vì những loại này làm tăng trào ngược).
  • Tránh mọi chất có chứa caffein.
  • Tránh rượu, đặc biệt là buổi tối.
  • Tránh gia vị, các chế phẩm từ cà chua.

Thay đổi li sng:

  • Đầu giường cao 10 - 15 cm.
  • Tránh mặc đồ quá chật.
  • Ngừng hút thuốc lá.

                                                                                                                                                           Nguồn Tài Liệu Bộ Y Tế

 

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn