Ở người thừa cân, độ nhạy cảm của cơ quan giải phóng Insulin bị giảm xuống, khiến cho cơ thể “hiểu nhầm” rằng lượng Insulin tiết ra không đủ, không thỏa mãn được chức năng trao đổi chất cơ bản. Trong tình trạng này, lượng Insulin tiết ra sẽ càng tăng, cuối cùng dẫn đến nhiều nguy cơ phát sinh các khối u ác tính.
Vì sao lại như vậy và cách phòng tránh bênh?
Thực hư lý luận “Người béo càng dễ mắc bệnh ung thư”
Béo phì chính là khi mỡ trong cơ thể tích tụ quá nhiều. Thông thường nguy hại của việc béo phì chủ yếu thể hiện ở các chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ cao máu, tim mạch, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, ngừng hô hấp tạm thời khi ngủ, bệnh xương khớp v.v… Tuy nhiên, thông qua nhiều nghiên cứu hiện đại còn chứng thực, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vì sao có mối liên quan này? Điều này có thể giải thích từ tình trạng đề kháng Insulin. Nguyên nhân là do Leptin (hoóc môn chi tiêu năng lượng), TNF-α và Free fatty acid do tổ chức mỡ phân giải sẽ khiến cơ thể con người sinh ra đề kháng Insulin. Vì vậy nhóm người béo phì đều mắc vấn đề này.
Ở người thừa cân, độ nhạy cảm của cơ quan giải phóng Insulin bị giảm xuống, khiến cho cơ thể “hiểu nhầm” rằng lượng Insulin tiết ra không đủ, không thỏa mãn được chức năng trao đổi chất cơ bản. Trong tình trạng này, lượng Insulin tiết ra sẽ càng tăng, cuối cùng dẫn đến nhiều nguy cơ phát sinh các khối u ác tính.
Từ góc độ sức khỏe nói trên thì người béo phì thực sự nên chủ động giảm cân thích hợp để giảm tình trạng đề kháng Insulin mà dẫn đến ung thư.
Tuân thủ 5 nguyên tắc trong sinh hoạt để giảm nguy cơ ung thư
Cai thuốc lá
Đây là điều kiện hàng đầu để tránh xa ung thư. Theo thống kê, từ năm 1991 thì tỷ lệ tử vong do ung thư ở Mỹ đã giảm 26%, trong đó hơn một nửa là từ hiệu quả của cai thuốc lá thành công. Các báo cáo y khoa đều chứng thực thuốc lá và các loại chất kích thích tương tự chính là nhân tố chủ yếu gây ung thư, nhất là ung thư phổi. Ngoài ra, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế còn công bố trong thuốc lá (kể cả khói thuốc) có chứa đến hơn 70 loại vật chất có thể gây ung thu.
Hạn chế tối đa rượu bia
Chất cồn trong rượu bia đã được quốc tế đưa vào chất gây ung thư nguy hiểm, chủ yếu chính là do Acetaldehyde khiến cho DNA và protein trong cơ thể bị tổn thương, ức chế khả năng phục hồi của DNA, làm thay đổi hiệu ứng trao đổi chất.
Kiểm soát cân nặng
Cuộc sống hiện đại, áp lực tăng cao khiến con người dễ mất cân bằng ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, dẫn đến nguy cơ béo phì càng cao. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức chú trọng cuộc sống cá nhân của mình để kiểm soát tốt về thể trọng, giảm nguy cơ ung thư.
Đề phòng viêm nhiễm, điều trị dứt căn nguyên bệnh tật
Dù là các bệnh khác thì nếu không được điều trị dứt điểm vẫn có thể “âm thầm” sinh ra nhiều phản ứng dẫn đến ung thư. Do đó, bạn nên có chế độ rèn luyện thể chất hợp lý để nâng cao sức đề kháng, phòng chống được khuẩn bệnh tấn công. Nếu đang mắc bệnh, bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra và xử lý kịp thời.
Chống nắng không thể thiếu
Tia tử ngoại là nhân tố chủ yếu gây ung thư da. Mặc dù ánh nắng mặt trời vẫn có lợi ích nhất định đối với sức khỏe, đặc biệt là tăng hàm lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, tắm nắng cần chọn thời gian và không gian thích hợp để tránh bị tổn thương do tia tử ngoại.