Uống trà quá nóng
Nghiên cứu năm 2018 bao gồm khoảng 450.000 người tại Trung Quốc phát hiện ra rằng những người thường uống trà nóng kết hợp với hút thuốc và uống rượu quá mức có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 5 lần.
Lý do bởi nhiệt độ cực cao của trà có thể làm hỏng niêm mạc thực quản, làm tăng tổn thương do khói và rượu.
Ngồi nhiều
Một cách để giảm nguy cơ ung thư là vận động. Mức độ hoạt động thể chất cao hơn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, ruột kết và ung thư vú. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm 7% nguy cơ mắc bất kỳ loại ung thư nào.
Ngược lại, ngồi quá nhiều, lười vận động là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ung thư cao.
Có chiều cao
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chiều cao và ung thư vào những năm 1950. Họ cho rằng, những người cao có khả năng bị ung thư cao hơn những người thấp. Cụ thể, một người cứ tăng thêm 10 cm chiều cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng thêm 10%.
Nguyên nhân do những người cao hơn có nhiều tế bào trong cơ thể hơn, nguy cơ các tế bào có thể trở thành ung thư cao hơn.
Một nghiên cứu trước đó cho thấy ở phụ nữ sau mãn kinh, người cao hơn 10 cm thì nguy cơ mắc ung thư cao hơn 13%.
Khói từ bếp nướng
Trong khói thịt nướng chứa các axit amin dị vòng, một chất cực kỳ độc hại cho bộ gene của cơ thể, được hình thành khi chúng ta rán, nướng các loại thức ăn giàu protein ở nhiệt độ cao. Các loại axit amin dị vòng này khi đi vào cơ thể con người có khả năng gây đột biến ở vài loại tế bào, đồng thời tạo ra những kết hợp mới gây nhiễm độc gene. Người hít phải nhiều có thể bị ung thư niêm mạc trực tràng, tuyến vú, đại tràng, ruột và đặc biệt là ở gan.
Nâng ngực silicone
Nâng ngực có nguy cơ mắc ung thư hạch. Theo các nhà khoa học, loại ung thư này không phải là ung thư vú, mà là ung thư phát sinh từ các tế bào của hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, nguy cơ ung thư này là rất thấp. Trong số 7.000 phụ nữ được nâng ngực, sẽ chỉ có 1 người bị loại ung thư này, khi đã 75 tuổi.
Uống rượu
Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ ước tính rằng, hàng năm, thế giới có thêm 5% trường hợp ung thư mới phát hiện và 6% người bệnh ung thư tử vong do uống rượu. Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú, đại trực tràng, thực quản và gan, cũng như ung thư miệng và cổ họng.
Một nghiên cứu năm 2018 trên chuột cho thấy sự phân hủy rượu trong cơ thể có thể giải phóng một chất hóa học làm hỏng ADN của các tế bào gốc của máu, có thể dẫn đến ung thư.
Béo phì
Những người bị thừa cân, béo phì phải đối mặt với gần gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, dạ dày, gan và thận. Nguyên nhân do họ có nguy cơ cao viêm nhiễm trong quá trình hấp thụ thự phẩm vào cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người duy trì lối sống lành mạnh, có trọng lượng cơ thể thấp hơn, có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn so với những người có lối sống kém lành mạnh