Triệu chứng bệnh giang mai là gì, điều trị có khỏi hẳn không?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai


Giang mai là là một bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum (còn gọi là xoắn khuẩn giang mai). Loại xoắn khuẩn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, mô cơ thể và não của bạn. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp thậm chí người bệnh có thể tử vong.
 
trieu chung benh giang mai la gi dieu tri co khoi han khong - anh 1Giai đoạn đầu, bệnh giang mai thường biểu hiện bằng một hoặc nhiều vết loét nhỏ và không gây đau ở bộ phận sinh dục hoặc xung quanh miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 

Nhận biết bệnh giang mai qua những dấu hiệu nào?


Triệu chứng bệnh giang mai thường phát theo 4 giai đoạn của bệnh:

Bệnh giang mai giai đoạn đầu: Khoảng từ 3 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình là 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da như một hoặc nhiều vết loét nhỏ và không gây đau đớn ở trên bộ phận sinh dục hoặc trong hoặc xung quanh miệng. Thông thường, những vết loét này sẽ lành mà không có vết sẹo trong vòng 6 tuần ngay cả không điều trị.

Bệnh giang mai giai đoạn 2: Giai đoạn này xảy ra sau giai đoạn một từ 4 đến 10 tuần. Người bệnh có rất nhiều biểu hiện khác nhau như nốt ban đối xứng, màu hồng (còn gọi là đào ban giang mai vì nhìn rất giống hình ảnh hoa đào màu đỏ hồng hoặc hồng tím), ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy, không tự mất đi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các nốt phỏng nước, loét da và niêm mạc, mảng sẩn với nhiều kích thước khác nhau.

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Đây là nơi nhiễm trùng nằm im (không hoạt động) mà không gây triệu chứng. Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh và dễ lây, còn giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không dễ lây bằng. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới một năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn một năm sau giai đoạn 2 (muộn).

Bệnh giang mai giai đoạn 3: Giang đoạn này có thể xảy ra khoảng từ 3 - 15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn một, được chia thành ba hình thức khác nhau: Giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Nếu không được điều trị thì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với tim, não và dây thần kinh có thể bị tê liệt, mù lòa, sa sút trí tuệ, điếc, bất lực và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
 

Đường lây truyền của bệnh giang mai


Đường lây của bệnh giang mai cũng được xác định rõ, chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai, lây lan khi niêm mạc da bị trầy xước. Ngoài ra, giang mai có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên và lây truyền qua đường máu khi dùng kim tiêm hoặc truyền máu.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiếp xúc hằng ngày với các đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, khăn tắm, trang thiết bị y tế… có thể lây truyền bệnh giang mai.
 

Trẻ bẩm sinh cũng bị giang mai?

 
trieu chung benh giang mai la gi dieu tri co khoi han khong - anh 2Trẻ có thể lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Nhiều bậc phụ huynh thường bất ngờ khi thăm khám, phát hiện trẻ bị giang mai. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giang mai có thể lây truyền qua nhau thai giữa mẹ và con trong khi mang thai. 

Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh thường gặp là trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng nhỏ hơn 2,5 kg. Trên da có nhiều bọng nước lớn, khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhiều khe nứt ở miệng, hậu môn, chứng sổ mũi, mủ và máu do loét các xương sụn ở mũi, loét họng làm tiếng trẻ khóc khàn trầm lạ tai, có nhiều hồng ban và sần ngoài da.

Ngoài ra, còn thấy một số tổn thương khác như: xương khớp gặp trong 80% các tổn thương giang mai bẩm sinh, viêm xương sụn vào tháng thứ 2-3 sau sinh, gan to và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu.

Nếu trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn, thường xuất hiện lúc trẻ 3-5 tuổi, với biểu hiện viêm mống mắt kẽ hoặc xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên mắt, về sau là cả hai bên và có thể dẫn đến mù lòa.

Giang mai bẩm sinh tiềm tàng chỉ được xác định dựa trên xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh dương tính ở người mẹ chứ không dựa vào xét nghiệm chẩn đoán ở trẻ sơ sinh, bởi vì một bé sinh từ mẹ có bệnh dù đã được điều trị vẫn có thể mang những kháng thể tồn dư từ người mẹ suốt thời gian vài ba tháng.

Do đó trẻ sơ sinh vẫn phải được theo dõi và điều trị. Còn đối với phụ nữ phát hiện giang mai thì nên điều trị trước khi mang thai. Trong trường hợp mang thai rồi mới mắc bệnh giang mai thì càng cần theo dõi, tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đến thời điểm sinh nở thì nên sinh mổ để tránh lây bệnh cho thai nhi khi bé chui qua cổ tử cung.
 

Cần làm gì khi nghi ngờ nhiễm bệnh giang mai?


Giang mai là bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm không có triệu chứng gây sự chú ý. Đó chỉ là triệu chứng một đốm hồng không đau, không loét, không lồi lên, không có triệu chứng gì.

Do đó, nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Lúc này, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để.

Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Nếu phát hiện bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách lấy đi một mẫu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu VDRL để xác định nếu có xuất hiện các kháng thể (các chất được sản xuất ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn Treponema pallidum) hay không. Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị kiểm tra cả người có quan hệ tình dục gần đây với bạn.

Đồng thời, bạn sẽ được kiểm tra tình trạng nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, siêu vi viêm gan B, C, lậu, hạ cam. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh phù hợp đồng thời khuyến cáo điều trị cho các bạn tình của bệnh nhân.
 

Bệnh giang mai có chữa được không?


Với sự tiến bộ của y học, bệnh giang mai hiện có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh song bệnh có thể tái phát hoặc kháng thuốc.

Tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bạn bị mắc bệnh giang mai dưới 1 năm, chỉ một liều penicillin duy nhất cũng đủ để tiêu diệt nhiễm trùng. Đối với những người dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể kê đơn có tetracycline, doxycycline hoặc kháng sinh khác để thay thế. Nếu bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân cần phải uống thuốc nhiều hơn.

Sau khi ngưng điều trị nên theo dõi thường xuyên, thường là trong 3 năm. Người bệnh cần ngưng quan hệ tình dục trong bệnh kỳ, cho đến khi chữa khỏi. Song song đó, người bệnh giang mai nên kịp thời thông báo cho các đối tác tình dục để làm kiểm tra và điều trị nếu đã bị lây nhiễm.
 
trieu chung benh giang mai la gi dieu tri co khoi han khong - anh 3Cách tốt nhất để phòng bệnh là quan hệ tình dục an toàn với bạn tình. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Phòng ngừa


Hiện, y học vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa giang mai, do đó cách tốt nhất để phòng bệnh là không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh, sử dụng bao cao su đúng cách.

Những người thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm cao căn bệnh này như: gồm người từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam giới nhiều bạn tình, phụ nữ mang thai, đồng tính nam và đối tượng sử dụng ma túy nên đến bệnh viện để tầm soát giang mai, hoa liễu.

Tin cùng chuyên mục

3 món ăn để qua đêm dễ gây ung thư

3 món ăn để qua đêm dễ gây ung thư

Những món ăn như rau xanh, thực phẩm từ đậu nành, hải sản... nếu để qua đêm sẽ sinh ra nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ung thư.

[ Xem thêm ]
4 thực phẩm "kẻ thù" của ung thư được người Nhật ưa chuộng

4 thực phẩm "kẻ thù" của ung thư được người Nhật ưa...

Trà xanh, cá biển, nấm agaricus, rong nâu được người Nhật sử dụng phổ biến trong bữa ăn để phòng ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe.

[ Xem thêm ]
5 cách tự nhiên giải độc cơ thể

5 cách tự nhiên giải độc cơ thể

Theo cơ chế, một cơ thể khỏe mạnh có khả năng tự giải độc, tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có cơ thể khỏe mạnh để có thể tự đào thải độc tố.

[ Xem thêm ]
5 nguyên nhân gây ung thư gan bạn cần biết

5 nguyên nhân gây ung thư gan bạn cần biết

Xơ gan, nhiễm virus viêm gan B và C, rượu bia… đều là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu bất thường ở trẻ cảnh báo khối u ác tính đang phát triển

7 dấu hiệu bất thường ở trẻ cảnh báo khối u ác tính...

Bệnh về các khối u ác tính hay ung thư ở trẻ đang ngày càng phổ biến. Những dấu hiệu bất thường sau đây là cảnh báo quan trọng nhắc bạn theo dõi trẻ sát sao và khẩn trương đi khám.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cho thấy ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể

7 dấu hiệu cho thấy ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể

Nhiều người đánh mất cơ hội chữa khỏi ung thư vì bỏ quên những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất trên cơ thể.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu tưởng vô hại báo động ung thư tinh hoàn

7 dấu hiệu tưởng vô hại báo động ung thư tinh hoàn

Nhiều dấu hiệu rất nhỏ hoặc có vẻ không liên quan nhưng thực sự là báo động đỏ về một trong các loại ung thư quý ông sợ nhất.

[ Xem thêm ]
7 thực phẩm có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

7 thực phẩm có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

Những thực phẩm có vị đắng thường bị nhiều người bỏ qua vì chúng rất khó ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều loại thực phẩm có vị đắng rất giàu dưỡng chất, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường.

[ Xem thêm ]
9 triệu chứng ung thư phổi mà tất cả phụ nữ nên để mắt tới

9 triệu chứng ung thư phổi mà tất cả phụ nữ nên để mắt

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác không liên quan đến ung thư.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn