Tập cho con ngủ ngoan

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, trẻ sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy trẻ thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của trẻ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân trẻ mà còn quan trọng với mẹ.

Nếu trẻ quấy đêm nhiều quá bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc trẻ tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ trẻ ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.
 
Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần).Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú.

Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những trẻ sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
 
tap cho con ngu ngoan - anh 1Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Về thời lượng giấc ngủ, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm từ 6 đến 8 giờ và không thức giấc ban đêm khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6kg.
 
Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để trẻ ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

- Giấc ngủ nhanh: Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ nhanh.Tức là trẻ chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

- Giấc ngủ chậm: Có 4 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ - trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”.

- Giai đoạn 3: ngủ sâu - trẻ im lặng và không cử động

- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ giấc ngủ nhanh.

Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?
 
Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ, trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh.

Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động.

Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Trẻ cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn.Trẻ có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm trẻ dịu đi bằng cách ôm trẻ sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lạ

Tốt nhất là bạn cho trẻ bú trước khi trẻ bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, trẻ có thể quá “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi trẻ đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ
 
Ngay từ 6 tuần tuổi, trẻ đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp trẻ ngủ ngon.

- Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ: trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, trẻ không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để trẻ thức lâu hơn hai giờ, trẻ sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy trẻ buồn ngủ nên đặt trẻ vào nôi hay giường.
 
Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm: vài trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy trẻ quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm.

Khi chào đời, trẻ cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi.Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu tập cho con ngủ ngoan khi trẻ đã được hai tuần tuổi.
 
Những điều cần làm khi ban ngày, lúc trẻ còn thức:

- Chơi với trẻ càng nhiều càng tốt.

- Nói chuyện và hát cho trẻ nghe khi cho bú các cữ ban ngày.

- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.

- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…

- Nếu đang bú mà trẻ thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy.

Ban đêm:

- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho trẻ bú cữ đêm.

- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với trẻ nhiều.

Cần phải dạy trẻ nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi trẻ được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu tập cho con ngủ ngoan. Bạn nên đặt trẻ vào nôi hay xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ trẻ ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng.

Nếu bạn cho trẻ nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa trẻ, bế rung trẻ khi trong tám tuần đầu trẻ sẽ quen và trẻ sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy.

Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa trẻ, không cho trẻ ngậm núm vú giả để dỗ trẻ ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho trẻ như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với trẻ vừa “khả thi” đối với  bạn.

Bạn có thể bế trẻ đến khi trẻ thiu thiu ngủ rồi đặt trẻ xuống chứ không nên để trẻ ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và trẻ sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt trẻ xuống giường.

Trẻ sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, trẻ sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy trẻ thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của trẻ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân trẻ mà còn quan trọng với mẹ.

Nếu trẻ quấy đêm nhiều quá bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc trẻ tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ trẻ ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Tin cùng chuyên mục

4 loại bệnh dễ dàng tấn công trẻ khi mùa đông đến

4 loại bệnh dễ dàng tấn công trẻ khi mùa đông đến

Khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí và nhiệt độ thấp khiến cho các loại vi khuẩn, virus trong cơ thể bùng phát, nhất là những tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp. Dưới đây là những loại bệnh trẻ dễ dàng mắc phải khi thời tiết sang đông.

[ Xem thêm ]
4 lưu ý khi chăm sóc thủy đậu tại nhà, tránh biến chứng

4 lưu ý khi chăm sóc thủy đậu tại nhà, tránh biến chứng

Mũi 2, tiêm cách mũi 1 sau 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.

[ Xem thêm ]
5 lời khuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ

5 lời khuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ

Không bao giờ là quá sớm để chăm sóc răng miệng cho trẻ. Trên thực tế, chăm sóc răng miệng càng sớm thì càng giúp răng trẻ khỏe hơn. Dưới đây là 5 lời khuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ cha mẹ nên biết.

[ Xem thêm ]
6 vi chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao

6 vi chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao

Vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt... là những vi chất quan trọng tác động đến phát triển chiều cao của trẻ.

[ Xem thêm ]
9 câu nói hữu hiệu thay vì nói “không” với trẻ

9 câu nói hữu hiệu thay vì nói “không” với trẻ

Thay vì nói “không được” để cấm đoán trẻ, cha mẹ có thể diễn đạt theo những cách tích cực hơn, ví dụ nói: “Mẹ hiểu những gì con đang làm/ đang suy nghĩ” trước khi giải thích về giới hạn của một việc nào đó.

[ Xem thêm ]
Bảo vệ trẻ khi bức xạ tia cực tím tại TPHCM ở mức báo động

Bảo vệ trẻ khi bức xạ tia cực tím tại TPHCM ở mức báo...

Mấy ngày qua, người dân TPHCM phải chịu đựng đợt nắng nóng gay gắt.  Đáng nói hơn, bức xạ tia cực tím hiện đang ở mức báo động, cha mẹ cần có các biện pháp bảo vệ trẻ lúc đi đường, khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

[ Xem thêm ]
Bệnh viện Nhi Trung ương Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị sốt

Bệnh viện Nhi Trung ương Chuyên gia hướng dẫn cách xử...

Trẻ hay bị sốt và sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng. Dưới đây, ThS. ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng – Phòng Điều dưỡng hướng dẫn cha mẹ cách xử trí đúng cách khi con bị sốt.  

[ Xem thêm ]
Cách đơn giản phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ

Cách đơn giản phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ

Da trẻ rất mỏng manh và dễ bị ảnh hưởng từ những tác động của thời tiết, chất lượng nguồn nước không đảm bảo dẫn đến các bệnh ngoài da không mong muốn. Cha mẹ cần chú ý phòng tránh bệnh để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ.

[ Xem thêm ]
Cách hạ sốt cấp tốc cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

Cách hạ sốt cấp tốc cho trẻ dưới 3 tháng tuổi

Nếu trẻ sốt sau tiêm phòng và nhiệt độ <38,5ºC thì mẹ nên: Cho trẻ mặc quần áo thoáng. Ủ ấm quá mức, mặc quần áo quá dày có thể làm cho nhiệt độ của trẻ tăng thêm, lau cho trẻ bằng khăn lau và nước ấm (29-32ºC), lau nhiều ở...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn