Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm sóc. Với sự phối hợp giữa bác sĩ gia đình, bác sĩ nội tiết, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ nội thần kinh, bác sĩ tiết niệu và nội thận, bác sĩ chuyên về hoại tử chân, nha sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên viên dinh dưỡng. Và những nhân viên y tế khác để điều trị và chăm sóc tổng thể một bệnh nhân bệnh tiểu đường. Người bệnh cũng có thể cần thêm sự hỗ trợ từ chuyên viên tâm lý, điều phối viên phúc lợi xã hội (social worker) cũng như từ bạn bè và gia đình.
Bản thân bệnh nhân là thành viên quan trọng nhất trong nhóm chăm sóc nói trên. Và bệnh nhân cần đóng vai trò tích cực trong việc định hướng và xây dựng kết hoạch điều trị phù hợp với mình. Bệnh nhân cũng cần học cách lựa chọn khôn ngoan để chữa trị bệnh tiểu đường mỗi ngày.
Hãy cùng tìm hiểu 4 bước sau để kiểm soát và sống tốt với bệnh tiểu đường.
Lấy máu để xét nghiệm bệnh tiểu đường. Ảnh: Internet
Bước 1: Tìm hiều bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa biểu hiện bằng việc có mức đường trong máu cao.
Có ba loại bệnh tiểu đường chính:
Bệnh tiểu đường loại 1: Cơ thể không tạo ra insulin. Vì thế người bị bệnh tiểu đường loại 1 cần phải bổ sung/tiêm insulin hằng ngày.
Bệnh tiểu đường loại 2: Cơ thể không tạo ra đủ hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Người bị bệnh tiểu đường loại 2 cần phải dùng thuốc viên hoặc insulin để trị bệnh tiểu đường. Loại 2 là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất.
Bệnh tiểu đường lúc mang thai: Một vài phụ nữ bị tiểu đường họ mang thai. Ở đa số trường hợp, bệnh tự khỏi sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, bệnh này làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường (thường là loại 2) trong quãng đời còn lại của người phụ nữ. Và cũng làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường ở con cái sau này.
Bệnh tiểu đường là nghiệm trọng
Các bạn có thể nghe nhiều người nói rằng “Tôi có bệnh tiểu đường nhẹ” hoặc “Mức đường máu tôi hơi cao”. Những từ ngữ này có thể làm bạn nghĩ rằng bệnh tiểu đường không mấy nghiêm trọng. Đó là điều không đúng. Bệnh tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát nó!
Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần chọn lựa thực phẩm lành mạnh. Duy trì trọng lượng cơ thể đúng và kiên trì vận động, tập thể dục hằng ngày theo bệnh trạng của mình. Thật là nhiều việc để làm, nhưng chúng sẽ mang lại kết quả xứng đáng!
Vì sao phải quan tâm đến bệnh tiểu đường?
Khi mức đường trong máu được kiểm soát tốt trong giới hạn bình thường, bạn sẽ:
- Cảm thấy khỏe khoắn và có nhiều sinh lực
- Ít bị mệt mỏi, khát nước cũng như ít đi tiểu hơn
- Lành vết thương nhanh hơn và ít bị nhiễm trùng da hoặc viêm bàng quang hơn
- Ít bị các vấn đề về mắt, da, chân tay và nướu răng hơn
Việc chăm sóc bản thân chu đáo và kiểm soát bệnh tình. Giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và ít gặp các vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây ra như:
- Đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ
- Vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa
- Tổn thương dây thần kinh có thể làm tay chân đau, tê hoặc mất cảm giác
- Hoại tử chân dẫn đến việc cắt cụt bàn chân hoặc mất hẳn một chân
- Suy giảm chức năng thận đôi khi phải chạy thận nhân tạo
- Bệnh về nướu răng và sâu răng
Bước 2: Nắm rõ tình trạng bệnh và chỉ số
Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về tình hình bệnh tật chung của bạn cũng như các chỉ số HbA1C, huyết áp và cholesterol. Điều này giúp hạ thấp nguy cơ bị đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đo mức HbA1c
Xét nghiệm này cho bạn biết mức đường trong máu của mình là bao nhiêu trong khoảng 3 tháng vừa qua. Hầu hết người bình thường có mức HbA1C là dưới 7%. Mức đường trong máu cao có thể làm hại tim và mạch máu, thận, chân và mắt.
Theo dõi huyết áp
Cố gắng duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg. Huyết áp cao làm cho tim phải hoạt động quá mức, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quy và bệnh thận.
Xét nghiệm đo mức nồng độ cholesterol máu
Cố gắng duy trì mức LDL trong máu dưới 100 mg/dl và mức HDL trên 40 mg/dl. LDL hay cholesterol “xấu” có thể lấp đầy và làm tắt động mạch. Gây nên nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. HDL hay cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi mạch máu.
Hãy hỏi thêm bác sĩ về những việc cần làm để kiểm soát các chỉ số trên.
Bước 3: Kiểm soát bệnh tiểu đường
Nhiều người có thể tránh được những biến chứng mạn tính (xảy ra sau một thời gian dài) của bệnh tiểu đường. Bằng cách chăm sóc bản thân tốt. Hãy hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe để kiểm soát các chỉ số HbA1C, huyết áp và cholesterol của bạn. Bạn cũng nên đọc kỹ tài liệu này để biết cách tự chăm sóc mình.
Đối mặt với bệnh tiểu đường
- Căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu. Mặc dù việc loại bỏ căng thẳng ra khỏi đời sống hằng ngày là khó khăn. Bạn vẫn có thể học được cách đối mặt và giảm bớt căng thẳng. Hãy hít thở sâu, làm vườn, đi bộ, thiền tịnh, nghe nhạc hoặc làm những việc bạn yêu thích.
- Nhờ người khác giúp đỡ thêm nếu bạn thấy tinh thần suy sụp. Những nhóm hỗ trợ, tư vấn tâm thần, linh mục, nhà sư, bạn bè hoặc người thân sẽ lắng nghe những lo lắng của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Sử dụng chương trình ăn kiêng cho bệnh tiểu đường
- Hãy yêu cầu nhóm chăm sóc sức khỏe giúp bạn lên một chương trình ăn kiêng phù hợp.
- Chọn thức ăn ít calo, chất béo bão hòa, trans fat, đường và muối.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, bánh tây lạc, gạo hoặc mỳ Ý.
- Chọn thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau cải, cá hoặc thịt nạc, sữa ít chất béo và phô-mai (cheese).
- Uống nước thay vì nước ép trái cây, nước ngọt hay soda.
- Nên giữ khẩu phần với 1/2 là rau quả, 1/4 là chất đạm (protein) như đậu, cá, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không có da và 1/4 còn lại là ngũ cốc nguyên cám. Nên nướng, hấp, luộc thay vì chiên, xào.
Tích cực vận động
- Đưa ra mục tiêu cụ thể để giữ cơ thể hoạt động tích cực trong hầu hết những ngày trong tuần. Bắt đầu từ từ bằng việc đi bộ 10 phút, 3 lần trong một ngày. Sau đó bạn có thể tăng dần tùy theo bệnh trạng của mình. Đi bộ nhanh là một cách tuyệt vời để hoạt động nhiều hơn.
- Dành thời gian để tăng sức cơ 2 lần trong một tuần. Bạn có thể dùng dải đàn hồi, yoga, hít đất hoặc những công việc nặng như đào cuốc đất trồng cây khi làm vườn.
- Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách chọn thực phẩm lành mạnh và vận động thân thể nhiều hơn.
Nắm rõ những việc nên làm trong ngày
- Nên dùng thuốc điều trị tiểu đường và những bệnh khác ngay cả khi bạn thấy khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần dùng aspirin để ngăn ngừa bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Hãy báo cho bác sĩ khi bạn thấy mình không thoải mái với điều trị hoặc gặp tác dụng phụ.
Kiểm tra chân hằng ngày để xem có bị rách xước, phồng rộp da, tấy đỏ hay sưng phù hay không. Hãy gọi cho nhóm chăm sóc ngay nếu vết thương mãi không lành.
- Đánh răng và xỉa răng bằng chỉ nha khoa hằng ngày để tránh bị các vần đề về miệng, răng hoặc nướu răng.
- Bỏ hút thuốc lá. Hãy tìm sự giúp đỡ để bỏ hút thuốc lá.
- Theo dõi lượng đường trong máu. Bạn có thể muốn kiểm tra mức đường trong máu một hoặc nhiều lần trong ngày. Hãy hỏi bác sĩ cách đo đường huyết cũng như cách sử dụng kết quả đó trong kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.
- Kiểm tra huyết áp nếu bác sĩ khuyên bạn nên làm điều đó.
- Phát hiện thay đổi ở mắt (giảm thị lực, có “ruồi bay”,…) và báo ngay cho bác sĩ.
- Hãy thảo luận về hiệu quả của chương trình tự chăm sóc với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn tại mỗi lần khám. Bạn hãy hỏi bác sĩ về những gì thắc mắc và báo cho nhóm chăm sóc những thay đổi về sức khỏe của bạn.
Bước 4: Khám sức khỏe thường xuyên
Hãy gặp nhóm chăm sóc sức khỏe ít nhất 2 lần trong một năm để phát hiện và chữa trị sớm các biến chứng. Hãy thảo luận về những việc bạn có thể làm để đạt được mục tiêu của mình.
Ở mỗi lần khám bệnh, bạn cần:
- Kiểm tra huyết áp
- Kiểm tra chân
- Kiểm tra cân nặng
- Đánh giá chương trình tự chăm sóc của bạn như đã trình bày ở phần trên
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên:
- Đo mức HbA1C (nên làm thường xuyên hơn nếu bạn có mức cao hơn 7%)
- Đo mức cholesterol
- Đo mức triglyceride (một loại chất béo trong máu)
- Khám nha khoa để kiểm tra nướu và răng
- Khám mắt với thuốc làm giãn đồng tử để kiểm tra mắt kỹ lưỡng
- Thử nước tiểu và máu để đánh giá chức năng thận
Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về sự cần thiết của việc chích ngừa cảm cúm, viêm phổi và viêm gan siêu vi B.
Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về những xét nghiệm cần thiết và yêu cầu họ cho biết kết quả và ý nghĩa của chúng. Hãy ghi lại những kết quả trên vào một chỗ để lưu trữ cũng như ghi nhớ ngày giờ của lần khám kế tiếp.