Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh tăng - làm sao để phòng tránh?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, nhiệt độ cứ giảm khoảng 2,9 độ C ngoài trời trong khoảng thời gian 24h có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên cao.

nguy-co-dot-quy-mua-lanh-tang-lam-sao-de-phong-tranh-1

Đột quỵ hiện có tỷ lê tử vong cao thứ 3 và đứng đầu về tỷ lệ tàn tật.

Nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng người bệnh sẽ như ngàn cân treo trên sợi tóc.

Cũng theo nghiên cứu, các người bệnh bị ảnh hưởng bởi đột quỵ nguyên nhân do xuất hiên cục máu đông chiếm đa phần khoảng 85%. Trong đó, yếu tố cục máu đông di chuyển đến não và chặn nguồn cung cấp máu là chính.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ như từ trong nhà hoặc trong chăn ấm ra ngoài lạnh) khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, các mạch máu bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và bị đột quỵ.

Không những thế, nhiệt độ lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu. Khi đó lượng enzyme tiêu hủy sợi huyết giảm, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị vón cục và lưu lượng máu qua não giảm, dẫn đến tai biến. Nhiệt độ quá lạnh cũng dễ làm tăng tiết các catecholamine - chất trung gian cho nhiều hoạt động sinh lý và chuyển hóa. Khi chúng tăng lên có thể dẫn đến co mạch ngoại biên, giãn mạch thụ động ở những nơi ít chịu ảnh hưởng như mạch não, mạch phổi, từ đó, dẫn đến biến chứng đứt mạch não.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, Thành viên Hội Can thiệp Thần kinh Thế giới: “Chỉ sau vài giây mạch máu bị tắc nghẽn não không được tưới máu, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu tê liệt. Mỗi phút trôi qua, khoảng 2 triệu tế bào sẽ chết, càng trễ hơn sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân bị đe dọa càng cao, nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo trên sợi tóc”.

Những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cao nhất, lên tới 30%. Trong số 10 người bị đột quỵ, thì chỉ có 6 người may mắn trở lại bình thường hay bị ảnh hưởng nhẹ, đời sống thực vật phụ thuộc hoàn toàn vào người thân là 2 người, tử vong 2 người. Rất nhiều trường hợp chủ quan lúc thời tiết trở lạnh trong số này phải chịu các biến chứng tàn tật sau đột quỵ.

Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ mùa lạnh

Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo như:

1, Giữ ấm cơ thể: nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C, thường xuyên uống một ly nước nóng trước khi ngủ và dùng các thực phẩm và đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giúp giữ ấm cho cơ thể hơn là mặc một chiếc áo dày, sắm một chiếc mũ len và một cái khăn quàng để giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.

2, Kiểm soát bệnh lý: những người bị các chứng bệnh tim cũng nên phòng ngừa các chủng virus cúm. Kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục. Kiểm soát đường huyết bởi nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Kiểm soát cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol). Sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

3, Điều chỉnh lối sống không khoa học: Giảm uống rượu bia đến mức tối đa, bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động. Giảm cân: trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

4, Tăng cường các thói quen tốt: Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì, tăng huyết áp... Nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày (trừ trường hợp có bệnh nặng hoặc hạn chế cử động). Tránh căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi chế độ ăn nhạt để tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày, không sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn (không dùng mỡ heo để chiên, không ăn thịt mỡ, tóp mỡ, mỡ hành...).

nguy-co-dot-quy-mua-lanh-tang-lam-sao-de-phong-tranh-2

Tin cùng chuyên mục

10 lý do nên chọn gói siêu âm tổng quát tại PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN

10 lý do nên chọn gói siêu âm tổng quát tại PHÒNG KHÁM

10 lý do nên chọn gói siêu âm tổng quát tại PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN 

[ Xem thêm ]
10 thực phẩm giàu chất xơ cho người mắc bệnh tiểu đường

10 thực phẩm giàu chất xơ cho người mắc bệnh tiểu đường

Chất xơ được tìm thấy trong thành phần của nhiều loại thực phẩm, là loại carbohydrate làm chậm quá trình gia tăng lượng đường huyết sau các bữa ăn.

[ Xem thêm ]
14 Lý do nên chọn gói KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ tại PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN

14 Lý do nên chọn gói KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ tại PHÒNG...

14 Lý do nên chọn gói KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ tại PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN 

[ Xem thêm ]
4 loại thực phẩm cần tránh khi bị ho

4 loại thực phẩm cần tránh khi bị ho

Tránh các loại thực phẩm này nhất định có thể giúp giảm viêm họng gây kích hoạt cơn ho.

[ Xem thêm ]
5 thực phẩm nên tránh ăn khi mắc thủy đậu

5 thực phẩm nên tránh ăn khi mắc thủy đậu

 Nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khi đang mắc bệnh thủy đậu, nếu không nó có thể kích thích vết loét hay làm cho bạn thấy khó chịu.

[ Xem thêm ]
7 thay đổi đáng kinh ngạc của cơ thể sau 1 tháng nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ, dậy lúc 6 giờ

7 thay đổi đáng kinh ngạc của cơ thể sau 1 tháng nếu...

Nếu thử duy trì việc ngủ sớm dậy sớm trong vòng 1 tháng có thể mang lại 7 tác dụng đáng kinh ngạc như thế này thì chúng ta nên nhắc nhở chính mình thực hiện càng sớm càng tốt.

[ Xem thêm ]
9 triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường ai cũng phải biết để nhận ra kịp thời

9 triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường ai cũng phải...

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc đáp ứng insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh có thể tinh tế đến nỗi một số người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

[ Xem thêm ]
Ăn gì không sợ loãng xương?

Ăn gì không sợ loãng xương?

Nếu biết cách dự phòng ngay từ tuổi 40 bằng những thực phẩm hàng ngày, chứng loãng xương sẽ phải rời xa bạn.

[ Xem thêm ]
Áp xe lớn ở mông do vi khuẩn kháng sinh

Áp xe lớn ở mông do vi khuẩn kháng sinh

Cụ bà 72 tuổi bị khối áp xe lớn ở mông, đường kính 10x20 cm do vi khuẩn kháng kháng sinh Staphylococcus aureus gây ra, khiến cho bà sốt cao, lạnh run nên nhập viện Bệnh viện Nhân Dân 115 điều trị.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn